Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường (trái) và đại biện Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam Chris Klein tham gia tiếp nhận lô vắc xin Pfizer đầu tiên về Việt Nam sáng 7-7 - Ảnh: THUÝ ANH
Theo nguồn tin từ Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường và đại diện Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao đã có mặt tại sân bay Nội Bài để tiếp nhận lô vắc xin Pfizer 97.000 liều sáng nay 7-7.
Ngay sau khi tiếp nhận, vắc xin đã được vận chuyển bằng thiết bị chuyên dụng để đảm bảo bảo quản bằng nhiệt độ âm sâu, tới Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương.
Cũng theo nguồn tin, sau lô vắc xin này, lô kế tiếp có số lượng trên 90.000 liều cũng sẽ đến Việt Nam vào tầm này tuần sau. Dự kiến vắc xin sẽ được cung cấp hằng tuần, đảm bảo chuyển cho Việt Nam 3 triệu liều trong quý 3-2021.
Đây là số vắc xin trong hợp đồng 31 triệu liều Pfizer mà Chính phủ Việt Nam đặt mua. Một nguồn tin có trách nhiệm cho biết vắc xin sẽ được ưu tiên phân bổ cho các vùng đang có dịch.
Ngoài 3 triệu liều được cung cấp trong quý 3, 28 triệu liều còn lại sẽ được giao cho Việt Nam trong quý 4-2021.
Vắc xin sau khi về đến kho của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương - Ảnh: B.Đ
Trước đó, hôm 12-6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã ký quyết định phê duyệt có điều kiện vắc xin Pfizer/BiONTech. Vắc xin được bào chế dưới dạng hỗn dịch đậm đặc pha tiêm, đóng gói theo khay, mỗi khay chứa 195 lọ, mỗi lọ 6 liều, nhà sản xuất là Pfizer và BioNTech.
Bộ Y tế cho biết vắc xin được phê duyệt dựa trên dữ liệu an toàn, chất lượng, hiệu quả mà công ty đã nộp cho Bộ Y tế, đồng thời cũng nộp cho cơ quan quản lý dược các nước khu vực EU.
Việc phê duyệt này cũng kèm theo 9 điều kiện, trong đó yêu cầu việc sử dụng vắc xin này phải theo hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam. Nhà cung cấp vắc xin phối hợp với Bộ Y tế triển khai quản trị rủi ro đối với vắc xin trong suốt quá trình lưu hành tại Việt Nam.
Đến nay có 5 loại vắc xin ngừa COVID-19 đã được Bộ Y tế phê duyệt khẩn cấp, bao gồm AstraZeneca, Sputnik V, Sinopharm, Pfizer và Moderna.
TTO - Lừa đảo y tế liên quan COVID-19 đang bùng phát với đủ hình thức, chiêu trò. Mới nhất, Ấn Độ triệt phá đường dây lừa đảo tiêm vắc xin COVID-19 giả cho hàng ngàn người.
Xem thêm: mth.18064441170701202-naut-gnah-pac-gnuc-tek-mac-neit-uad-rezifp-nix-cav-ol-nahn-man-teiv/nv.ertiout