Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 10-7 - Ảnh: BNG
Tại cuộc điện đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Việt Nam và Ấn Độ có những mối liên kết và gắn bó từ lâu đời, được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước vun đắp.
Hai lãnh đạo đều khẳng định hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ nhau để sớm đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Chính phủ Ấn Độ ưu tiên hỗ trợ Việt Nam trong việc tiếp cận nguồn vắc xin nhanh nhất, nhiều nhất có thể, cũng như chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin cho Việt Nam, và tạo điều kiện cho các cơ quan của hai bên trong việc cung ứng vắc xin của Ấn Độ cho Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Thủ tướng Ấn Độ hoan nghênh và bày tỏ sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong lĩnh vực này.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục thúc đẩy, phát huy các cơ chế tham vấn, đối thoại, mở rộng hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng và phối hợp trong các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, đẩy mạnh hợp tác ứng phó các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Về kinh tế, hai bên nhất trí nỗ lực sớm đạt mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều 15 tỉ USD/năm thông qua việc tăng cường xúc tiến thương mại, giảm thiểu các rào cản kỹ thuật, hạn chế các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của hai nước, đặc biệt là các mặt hàng nông sản của Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh và đề nghị các doanh nghiệp Ấn Độ đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực như công nghệ chế biến, chế tạo, công nghiệp phụ trợ xe hơi, công nghệ thông tin và truyền thông, năng lượng tái tạo…
Về an ninh, hai bên nhất trí tăng cường ủng hộ lẫn nhau và phối hợp chặt chẽ hơn nữa tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt tại Liên Hiệp Quốc.
Hiện nay Ấn Độ và Việt Nam cùng là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an trong năm 2021.
Hai Thủ tướng khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, giải quyết hòa bình các tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.
TTO - Chiến dịch tiêm chủng vắc xin có quy mô toàn quốc là để hiện thực hóa chiến lược vắc xin nhằm đạt miễn dịch cộng đồng và thể hiện sự đoàn kết, nhân ái để "không ai bị bỏ lại phía sau trong đại dịch".
Xem thêm: mth.30853927101701202-man-teiv-ohc-91-divoc-nix-cav-gnu-gnuc-cat-poh-gnas-nas-od-na/nv.ertiout