PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng y khoa quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – Phó trưởng Tiểu Ban điều trị COVID-19, Bộ Y tế cho biết, qua phân tích lâm sàng 9418/32.389 ca bệnh đang điều trị cho kết quả có 5.066 bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng chiếm 53,8%; bệnh nhân lâm sàng nhẹ 3.248 ca chiếm 34,5%, biểu hiện lâm sàng trung bình 373 ca chiếm 4, số bệnh nhân phải oxy gọng kính 504 ca chiếm 5,3%, bệnh nhân phải thở máy không xâm nhập 16 ca chiếm 0,17%, thở máy xâm nhập 124 ca chiếm 0,17%, số bệnh nhân phải can thiệp ECMO 21 ca chiếm 0.2%.
Trước những diễn biến của tình hình dịch bệnh mới Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn điều trị cho bệnh nhân Covid-19 mới thay thế cho Quyết định số 2008/QĐ-BYT ngày 26/4/2021. Trong bản hướng dẫn này có những sự tay đổi so với bản hướng dẫn điều trị trước đó.
Cụ thể, bệnh nhân được sử dụng thuốc chống đông máu và corticoid dự phòng sớm đối với mức độ bệnh từ vừa trở lên kể cả với các cơ sở không làm được xét nghiệm đông máu (dựa vào triệu chứng lâm sàng).
Hội nghị trực tuyến cập nhật hướng dẫn điều trị mới.
Theo ông Khuê, tiêu chuẩn ra viện của được điều chỉnh thay vì kéo dài thời gian điều trị/ cách ly tập trung tối thiểu 14 ngày từ khi có triệu chứng hoặc từ khi nhập viện với 2 lần xét nghiệm âm tính với SAR-COV-2 hướng dẫn cập nhật chia ra 3 trường hợp, nội dung hướng dẫn có cho phép giảm thời gian như sau:
Xuất viện vào ngày thứ 10 kể từ thời điểm xét nghiệm dương với SARS-CoV-2 khi đạt các tiểu chuẩn sau: Không có triệu chứng lâm sàng trong vòng 10 ngày kể từ thời điểm xét nghiệm dương tính tính với SARS-CoV-2; Tối thiểu lấy hai mẫu bệnh phẩm liên tiếp (cách nhau tối thiểu 24 giờ) có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp real-time RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ vi rút thấp (Ct ≥ 30).
Xuất viện vào ngày thứ 14 kể từ thời điểm XN dương tính với SARS-CoV-2 khi đạt các tiểu chuẩn sau: Có triệu chứng lâm sàng trong 10 ngày kể từ thời điểm xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2; Tối thiểu lấy hai mẫu bệnh phẩm liên tiếp (cách nhau tối thiểu 24 giờ) có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp real-time RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ vi rút thấp (Ct ≥ 30).
Ông Khuê cho biết, thời gian xuất viện được điều chỉnh sau ngày thứ 14 kể từ thời điểm xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 (ngày ra viện được xác định là sau 3 ngày kể từ ngày không còn triệu chứng lâm sàng và đảm bảo tiêu chuẩn về kết quả xét nghiệm.
- Có triệu chứng lâm sàng sau 10 ngày kể từ thời điểm xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
- Tối thiểu lấy hai mẫu bệnh phẩm liên tiếp (cách nhau tối thiểu 24 giờ) có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp real-time RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ vi rút thấp (Ct ≥ 30); thời gian từ khi lấy mẫu bệnh phẩm cuối cùng tới khi ra viện không quá 24h.
Xuất viện sau ngày thứ 14 kể từ thời điểm xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 (ngày ra viện được xác định là sau 3 ngày kể từ ngày không còn triệu chứng lâm sàng + đảm bảo tiêu chuẩn về kết quả xét nghiệm).
- Có triệu chứng lâm sàng sau 10 ngày kể từ thời điểm xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
- Tối thiểu lấy hai mẫu bệnh phẩm liên tiếp (cách nhau tối thiểu 24 giờ) có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp real-time RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ vi rút thấp (Ct ≥ 30); thời gian từ khi lấy mẫu bệnh phẩm cuối cùng tới khi ra viện không quá 24h.
Sau ra viện bệnh nhân chỉ theo dõi lâm sàng tại nhà 14 ngày và không phải làm xét nghiệm trong thời gian này (hướng dẫn trước yêu cầu làm xét nghiệm RT-PCR 2 lần).
Ông Khuê cho hay, đối với đề xuất sử dụng kháng thể đơn dòng yêu cầu thử nghiệm lâm sàng và nếu có thuốc đề nghị báo cáo Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế để xin ý kiến đối với các trường hợp cụ thể. Đối với đề xuất sử dụng thuốc xuyên tâm liên: Hội đồng đề nghị Cục Y dược cổ truyền phối hợp Cục KHĐT để làm đề cương thử nghiệm lâm sàng và báo cáo kết quả với Hội đồng để xem xét bổ sung hướng dẫn
Ngọc Minh
Doanh nghiệp tiếp thị
Xem thêm: nhc.21331558071701202-yad-court-noh-mos-neiv-taux-coud-es-91-divoc-cam-nahn-hneb-et-y-ob/nv.zibefac