Tại cuộc họp, ông Nguyễn Nguyên Phương - phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM - cho biết ước tính nguồn cung ứng gia súc tại thành phố khoảng 10.000 con/ngày. Trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16, lượng tiêu thụ cũng giảm xuống 500-600 con/ngày.
Theo ông Phương, việc Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) tạm ngừng cung cấp thịt có làm ảnh hưởng ảnh hưởng quá trình phân phối hàng tại một số siêu thị. Tuy nhiên, ngoài Vissan, các siêu thị còn tiếp nhận nguồn hàng từ đơn vị khác. "Ngoài nguồn cung từ Vissan, các đơn vị còn có nguồn hàng từ các nhà cung cấp khác như công ty Sagri, Anh Hoàng Thi... Các nhà cung cấp này vẫn có khả năng cung ứng bổ sung thịt heo cho TP.HCM", ông Phương nói.
Bên cạnh đó, Vissan cũng có nguồn hàng dự trữ và có thể tiếp tục dùng nguồn này cung ứng những ngày tới. Mặt khác đang vissan sẽ bàn với các hệ thống khác để có nguồn cung bổ sung dự kiến trong 3 ngày sẽ cung ứng trở lại.
Đợt dịch thứ tư bùng phát, Vissan đã tăng công suất giết mổ lên 1.000-1.500 con heo một ngày, chiếm 26,5-28,6% lượng tiêu thụ ở TP.HCM. Hiện, ngoài 600 điểm bán sản phẩm Vissan tại TP.HCM, công ty này còn cung cấp thịt heo tươi sống cho hàng nghìn điểm bán thuộc hệ thống siêu thị Co.opmart, Satra Mart, Satra Foods, Aeonmall, Vinmart, Vinmart+...
Về việc tiếp nhận hàng hóa thiết yếu từ các nơi về TP.HCM, ông Phương cho biết thời gian vừa qua các cơ quan kiểm soát 1 số nơi đánh giá hàng hóa thiết yếu chủ yếu là lương thực thực phẩm nên một số nguồn hàng thiết yếu với cá nhân khác như giấy vệ sinh, kem đánh răng, chất tẩy rửa, …
Trong chiều nay, Sở công thương sẽ phối hợp với lãnh đạo TP để có văn bản thống nhất để giải quyết cho việc hàng hóa lưu thông. Theo ông Phương, hiện nay các địa phương đều thực hiện phát phiếu, nguồn cung tương ứng với nhu cầu nên không có chuyện thiếu hụt thực phẩm.
Xem thêm: mth.13472426182701202-h81-uas-nix-cav-meit-iahk-neirt-mch-pt/nv.ertiout