Bán hàng online, shipper chật vật trong vòng quay cung ứng hàng hóa
Chánh Trung
(KTSG Online) - Chiều 29-7, UBND TPHCM đã ban hành công văn khẩn số 2522/UBND-VX cho phép shipper vận chuyển hàng hóa thiết yếu cho người dân trong các khu phong tỏa, khu cách ly, cơ sở y tế... thì được phép di chuyển liên quận. Tuy vậy, shipper vẫn sợ bị phạt vì trên ứng dụng (app) chỉ có hiển thị điểm đến giao hàng chứ không hiển thị thông tin là điểm đó có phải là khu phong tỏa, cách ly hay không.
Các shipper đang gặp nhiều khó khăn khi vận chuyển, nhiều người tắt app nghỉ chạy vì sợ bị phạt. Ảnh: Lê Vũ |
Shipper chỉ được chạy liên quận huyện khi giao hàng đến khu cách ly, phong tỏa
Theo văn bản ban hành chiều 26-7, UBND TPHCM yêu cầu các đơn vị cung ứng dịch vụ shipper thực hiện mỗi shipper chỉ được hoạt động trên địa bàn một quận, huyện, thành phố Thủ Đức.
Tuy nhiên chiều 29-7 UBND TPHCM đã ban hành Công văn khẩn số 2522/UBND-VX. Theo đó riêng các shipper
Các shipper vận chuyển hàng hóa cho các khu vực không phải là khu vực phong tỏa, khu cách ly… vẫn phải hoạt động theo địa bàn của mình. Chỉ riêng các shipper vận chuyển cho khu cách ly, phong tỏa… mới được phép hoạt động liên quận, huyện và thành phố Thủ Đức. |
thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa thiết yếu cho người dân trong các khu phong tỏa, khu cách ly, cơ sở y tế, cơ sở thu dung, cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 thì được phép di chuyển liên quận, huyện và thành phố Thủ Đức.
Liên quan đến quy định này, trao đổi nhanh với một số công ty xe công nghệ vận chuyển hàng hóa đại diện các công ty cho biết sẽ tuân thủ theo quy định mới, thông báo để các shipper cũng như khách hàng được biết để đặt hàng vận chuyển.
Đại diện các công ty băn khoăn khi đi liên quận, huyện, thành phố Thủ Đức thì khi gặp chốt shipper sẽ phải đưa ra được lý do để được đi liên quận, huyện, thành phố Thủ Đức. Hiện các app chỉ có hiển thị điểm đến giao hàng chứ không hiển thị thông tin là điểm đó có phải là khu phong tỏa, cách ly hay không nên shipper sẽ khó nói được lý do với các chốt kiểm soát.
Việc này thành phố và các cơ quan quản lý nên cập nhật thông tin về các điểm cách ly, phong tỏa với lực lượng kiểm tra tại các chốt chặn để đối chiếu với thông tin về điểm giao hàng trên app của shipper, đại diện các công ty công nghệ giao nhận cho hay.
Rủ nhau tắt app vì sợ bị phạt
Ghi nhận trong 2-3 ngày qua tại TPHCM nhiều shipper đã tự tắt ứng dụng (app) hay rủ nhau tắt app ngưng hoạt động vì gặp quá nhiều khó khăn trong quá trình vận chuyển hàng hóa cho người dân.
Anh Hiếu, một shipper tại quận 8, TPHCM cho biết, từ ngày 26-7 theo quy định mới shipper phải trang bị thêm thẻ nhân viên, băng đeo tay, giấy xác nhận của công ty…anh phải tắt app 1, 2 ngày để chờ công ty trang bị đủ thì mới dám chạy.
Theo thông báo của công ty, do quy định mới quá gấp gáp nên công ty chưa kịp trang bị đủ cho tài xế. Tài xế nào chưa được trang bị đủ thì không nên chạy vì có nguy cơ bị phạt.
Nhiều shipper tại TPHCM chia sẻ trên các hội nhóm Facebook cho biết gặp rất nhiều khó khăn trước quy định chỉ được vận chuyển hàng thiết yếu. Các shipper cho biết nhiều người đã bị phạt vì nhận đơn hàng sau đó qua các chốt thì bị kiểm tra và phạt vì hàng vận chuyển không phải thiết yếu.
Anh Quốc Cường một tài xế chia sẻ trên Facebook: “Tôi nhận đơn hàng mà phải lưỡng lự suy nghĩ xem hàng hóa mình sắp vận chuyển có phải là thiết yếu hay không mới dám nhận. Nhiều cái tôi phải tự hủy đơn hàng vì không chắc nó là hàng thiết yếu. Hôm kia nhận tổng cộng 15 đơn hàng nhưng phải hủy hết 8 đơn hàng vì sợ hàng không thiết yếu. Kết quả là chỉ tiêu hiệu suất chỉ đạt 50% không đạt yêu cầu như công ty quy định”.
Nhiều shipper khác cho biết nhận đơn hàng vận chuyển hàng đi qua chốt này thì được cho qua khi bị kiểm tra hàng thiết yếu. Nhưng đến chốt khác lại bị phạt vì chốt này nhận định hàng hóa này không thiết yếu. Bên cạnh đó việc quy định chỉ được vận chuyển theo khu vực khiến nhiều shipper phải liên tục hủy đơn hàng, có người cả ngày chỉ chạy được 2, 3 đơn hàng.
Ghi nhận trong các ngày 28 và 29-7, nhiều shipper tại TPHCM, Hà Nội đã kêu gọi tắt app, ngưng chạy vì gặp quá nhiều khó khăn. Đại diện các ứng dụng vận chuyển, đi chợ hộ… cũng xác nhận có nhiều shipper đã tắt app, ngưng vận chuyển trong những ngày qua.
Bán hàng online thêm chật vật
Việc nhiều shipper tắt app đã khiến cho các hoạt động bán hàng online của các sàn thương mại điện tử, ứng dụng đi chợ hộ, siêu thị và cả những người bán hàng online nhỏ lẻ gặp khó càng thêm khó.
Đại diện một sàn thương mại điện tử cho biết: “việc giao hàng từ các người bán trên sàn của chúng tôi hiện nay phụ thuộc hoàn toàn vào các shipper của các công ty logistic, shipper của các app vận chuyển như Grab, Gojek, AhaMove… . Càng nhiều shipper tắt app thì chúng tôi càng khó khăn hơn bởi đơn hàng bị dồn lại rất lớn. Nhiều đơn hàng mất cả tuần mới giao được cho khách dù chỉ nằm trong địa phận TPHCM, nhiều đơn hàng khác người bán chấp nhận tự hủy đơn vì không có shipper, khách hàng thì gọi điện phàn nàn”.
Đại diện một ứng dụng công nghệ vận chuyển cho biết: “Hiện nay chúng tôi gặp nhiều khó khăn do các quy định mới. Chúng tôi và shipper đều phải chịu chi phí trang bị thẻ, băng đeo tay, giấy xác nhận… Rồi chi phí xét nghiệm âm tính cho shipper tốn mấy trăm ngàn trong 1 tuần. Thêm vào đó phải tính toán, sắp xếp lại khu vực cho tài xế hoạt động để không bị phạt khi chạy sang khu vực khác. Trước đây nhiều shipper lo sợ bị lây bệnh đã nghỉ rất nhiều. Nay lại vướng thêm các quy định thì lực lượng shipper ngày càng giảm đi. Nếu không tháo gỡ tôi e là khó lòng mà phục vụ được hết khách hàng”.
Bộ Công Thương cho biết việc tăng cường mua, bán hàng trực tuyến là giải pháp hiệu quả nhất trong bối cảnh dịch bệnh, góp phẩn đảm bảo nguồn cung hàng hóa. Tuy nhiên với các quy định hiện tại với các shipper đại diện nhiều sàn thương mại điện tử cho biết sẽ tiếp tục gặp khó khăn thêm vì shipper là đội ngũ chính để đưa hàng hóa đến tay khách hàng. Nếu không điều chỉnh, tạo điều kiện cho shipper hoạt động thì các các sàn thương mại điện tử khó lòng cung cấp hóa hàng cho người dân.
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa đề xuất với Bộ Công Thương duy trì đội ngũ giao hàng (shipper), để đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh, vừa đảm bảo phát triển kinh tế xã hội. Bộ Công Thương cũng đã nhất trí với đề xuất duy trì đội ngũ giao hàng (shipper). Tuy nhiên, để duy trì đội ngũ này, Bộ Công Thương cho biết cần sự chung tay của các sàn thương mại điện tử, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong việc thống kê nhân lực giao hàng của từng đơn vị. Từ đó tập trung ưu tiên tiêm vaccine cho đội ngũ này, đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng chống dịch. |
Mời xem thêm:
Đề xuất duy trì shipper, tăng cường mua bán hàng trực tuyến
Ứng dụng giao hàng, sàn thương mại điện tử gấp rút làm thẻ tên, băng đeo tay cho tài xế
Đơn hàng tiếp tục tăng vọt, mở rộng bán online
Cần ưu tiên vaccine cho lao động tự do, tiếp xúc và di chuyển nhiều
Xem thêm: lmth.aoh-gnah-gnu-gnuc-yauq-gnov-gnort-tav-tahc-reppihs-enilno-gnah-nab/829813/nv.semitnogiaseht.www