vĐồng tin tức tài chính 365

Nhớ thời còn bắt chó thả rông

2022-08-07 08:26
Nhớ thời còn bắt chó thả rông - Ảnh 1.

Nơi này từng là trụ sở của đội bắt chó thả rông TP.HCM (hẻm 252 Lý Chính Thắng, quận 3), nay bảng hiệu vẫn còn nhưng đội đã giải tán từ năm 2018 - Ảnh: MINH DUY

Bắt chó thả rông là phương thức giải quyết cuối cùng cần phải có, nhưng có thể thấy đội bắt chó thả rông trước đây tại TP.HCM đã ít nhiều mang lại hiệu quả.

PGS.TS TRƯƠNG VĂN VỸ (giảng viên xã hội học Đại học Quốc gia TP.HCM)

Đội bắt chó một thời lừng lẫy

Việc bắt chó thả rông lại một lần nữa xôn xao dư luận, mọi người lại nhắc nhớ về đội bắt chó thả rông của TP.HCM mấy năm trước. Đầu xuân 2018, tôi có dịp theo chân đội bắt chó này và nghe chuyện nghề của họ.

Rất thú vị khi biết mô hình "xe bắt chó" này có từ những năm 1960, từ khi phố phường trở nên đông đúc và những con chó chạy rông vô chủ trở thành một vấn nạn của đô thị. Tháng 9-1976, đội bắt chó thả rông này được trạm thú y thành phố quản lý (với lực lượng có sẵn).

Qua bao thăng trầm, chiếc "xe bắt chó" vẫn tồn tại giữa lòng đô thị TP.HCM. Khi ấy, cả nước vẫn chỉ có một đội bắt chó chuyên nghiệp do Nhà nước quản lý. 

Những người trong đội ấy đã đi nhiều tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Trà Vinh... mỗi khi được tỉnh bạn nhờ, cũng như trình diễn phương thức bắt chó nhanh gọn, an toàn để các địa phương có thể học tập, thí điểm.

Để duy trì một đội bắt chó mấy mươi năm trời không phải là chuyện dễ dàng. Để thành thục cầm cây gậy sắt rỗng, bên trong luồn một sợi cáp tạo thành thòng lọng để khống chế một chó không phải là điều dễ dàng. 

Người "có khiếu" nhất cũng phải mất một năm. Cái nghề gần như không có ngày lễ, tết, hễ điện thoại reo là đi nhưng lương thấp. Rồi còn lắm áp lực khi chủ nuôi chửi bới, dọa nạt.

Việc tuyển nhân lực cũng là chuyện không nhỏ. Có những người gắn bó hàng chục năm trời như ông Dương Thanh Đa, người đội trưởng cuối cùng trước khi giải thể, mới đủ tâm huyết để duy trì. Năm 2018, cả đội bắt chó 5 người chỉ có 2 người là thợ đủ khả năng và kỹ thuật để bắt chó.

Xóa sổ đội chuyên nghiệp, trở lại thói quen thả chó ra đường

Kể lại để thấy, việc thành lập một đội bắt chó có đủ chuyên môn không phải là chuyện dễ. Nhưng đây không phải là cái khó duy nhất. 

Đội bắt chó thả rông trước đây thuộc Trạm phòng chống và kiểm dịch động vật. Đến tháng 9-2017, khi UBND TP.HCM quyết định tổ chức lại Chi cục Thú y thành Chi cục Chăn nuôi và thú y thì... không có tên đội này.

Đội bắt chó thả rông không còn tên trong hệ thống văn bản hành chính, chỉ được xem như một tổ chuyên môn giao cho Phòng chăn nuôi dịch tễ tạm thời phụ trách. Mọi thư từ, giấy mời, lệnh công tác... đều phải liên hệ qua phòng này. 

Và đội đã phải giải tán vào năm 2018 để TP.HCM thực hiện theo đúng thông tư từ năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

Thực tế như ở TP.HCM, từ khi việc bắt chó được giao xuống các phường xã, đội bắt chó thả rông chuyên nghiệp phải giải tán, người dân và cả chính quyền địa phương... không còn biết gọi ai để xử lý chó thả rông.

Một đội bắt chó thâm niên hàng chục năm giờ còn trong "cõi nhớ" của người đô thị, đội không có cơ chế hoạt động chuyên nghiệp khi nạn "chó thả rông" vẫn còn tràn lan. 

Cho dù lúc ấy những người có trách nhiệm và tâm huyết đã cố gắng lên những kế hoạch để hoạt động tốt hơn, có thể chuyển hướng làm dịch vụ, cung ứng dịch vụ bắt chó thả rông chuyên nghiệp để các phường, đơn vị khi cần có thể thuê mướn.

Khi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn muốn thành lập lại đội bắt chó, nhiều địa phương thực hiện theo thông tư năm 2016 của bộ này (giao việc bắt chó về phường) như cách mà Hà Nội đang làm trên thực tế vẫn đang gặp nhiều cái khó. 

Theo tôi, rất khó "bền vững" hàng chục năm như cách đội bắt chó thả rông đã từng tồn tại ở TP.HCM.

Vẫn chưa có quy trình xử lý sẵn sàng cho một vấn nạn đã tồn tại nhiều năm, phải xác định rõ đây là một sự chậm trễ. 

Vậy nên, cần nhất ngay lúc này, thiết nghĩ không chỉ là sự "mong muốn" của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn mà cần phải có ngay những hướng dẫn, quy định rõ ràng được hình thành và ban hành từ bộ. 

Có vậy, các địa phương sẽ dễ dàng thành lập ngay một đội bắt chó mới một cách hiệu quả mà không phải vướng mắc vì các thủ tục, điều kiện hoạt động. Xin đừng "đánh trống bỏ dùi".

Thông tư 07/2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định UBND cấp xã (UBND xã, phường, thị trấn) có trách nhiệm quy định cụ thể việc bắt giữ chó thả rông ở nơi công cộng thuộc địa bàn quản lý; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về địa điểm tạm giữ chó bị bắt để chủ vật nuôi đến nhận; xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ vật nuôi.

Một chuyên gia thú y cho rằng thực tế mỗi địa phương lại có mỗi cơ chế khác nhau, các đội bắt chó ra đời và hoạt động hiệu quả chỉ đếm trên đầu ngón tay.

"Cần có thêm những quy định rõ ràng hơn về cơ chế nhân lực, trang thiết bị, chuồng trại nhốt cho hoạt động bắt cho thả rông", vị này đề xuất.

Chó thả rông bị bắt, một lần nhớ suốt đời...

Anh 1cho 1(Read-Only)

Đội bắt chó TP.HCM những năm 2018, nay đã giải tán - Ảnh: S.LÂM

Mỗi khi có xe bắt chó thả rông xuất hiện trên đường phố, cả khu phố nháo nhào, chủ chó nơm nớp lo đuổi chó vào nhà và xích lại.

Chó thả rông bị bắt đem về nơi nhốt tập trung, chủ nuôi phải lên nhận, nộp phạt. Những lần như thế lặp lại, người nuôi chó chùn tay, ý tứ hơn với con chó của mình. Nhưng nay giao về địa phương, có mấy khi phường xã bắt chó thả rông, mà có bắt thì nhốt ở đâu để chờ chủ đến nhận... Chẳng mấy ai còn sợ, thế là chó nuôi cứ được thả rông.

* Ông Phan Đình An (chủ tịch UBND phường 6, quận Gò Vấp, TP.HCM):

Tái lập đội như trước phù hợp hơn

Khi nhận được thông tin phản ánh về việc chó thả rông phóng uế hoặc có khả năng gây nguy hiểm, phường sẽ cho người xuống xác minh chủ hộ nuôi chó để lập biên bản nhắc nhở, yêu cầu đưa chó về.

Trường hợp không xác minh được chó thả rông là của ai thì cũng khó. Lực lượng phường thì không có ai có chuyên môn và các dụng cụ, phương tiện để bắt chó thả rông. Phải như trước đây còn có đội bắt chó hoạt động thì UBND phường sẽ gửi công văn để đơn vị này phối hợp xử lý.

Việc bắt chó thả rông hiện nay vẫn là một nhu cầu thực tế từ các phường, tuy nhiên nếu mỗi phường lập một đội bắt chó sẽ lãng phí khi phải trang bị đầy đủ thiết bị, xe, dụng cụ, trang phục... Theo tôi, tái lập đội bắt chó thả rông như trước đây sẽ phù hợp hơn.

* Bà Đinh Thị Phương Khanh (phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Long An):

Sớm có hướng dẫn cụ thể

Trước đây, khi xảy ra các vụ việc chó dữ, chó dại hoặc các con chó thả rông vô chủ cần xử lý, ngành thú y tại tỉnh cũng liên hệ với đội bắt chó từ TP.HCM xuống để xử lý.

Hiện nay, không chỉ các xã, phường mà cả anh em ngành thú y cũng không có người có chuyên môn có thể xử lý bắt sống chó nhanh gọn. Lỡ anh em có bị cắn trong quá trình xử lý chó thì cũng phải tự đi chữa.

Còn về việc thành lập một đội bắt chó tại địa phương, theo tôi, phải có các hướng dẫn chi tiết, rõ ràng từ bộ thì sở mới có thể đủ căn cứ để tham mưu cho tỉnh thành lập. Việc thành lập một đội mới cần cơ chế quản lý về con người, về kinh phí thực hiện, về quy trình đào tạo, duy trì hoạt động.

Giả sử nếu thành lập tại địa phương thì còn liên quan đến Sở Nội vụ, Sở Tài chính... nên nếu không có một hướng dẫn cụ thể từ các bộ thì ở địa phương rất khó để thực hiện.

* Ông Lê Việt Bảo (chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM):

Giao cấp phường khó hiệu quả

Trước đây, chi cục đã thành lập đội bắt chó thả rông. Từ năm 2018, thực hiện thông tư 07 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, việc bắt chó thả rông thuộc thẩm quyền của UBND phường, xã, thị trấn nên đơn vị đã ngưng nhiệm vụ này.

Do hạn chế về nghiệp vụ, nhân lực, các đội bắt chó thả rông ở các địa phương tại TP.HCM hoạt động thiếu hiệu quả và không đồng bộ. Nên xem xét đưa nhiệm vụ này về cấp quận, huyện hoặc TP, chi cục đảm trách thì sẽ dễ hoạt động hơn.

Song song với đó cần phải có sự hỗ trợ về nhân lực, đào tạo, trang thiết bị phục vụ hoạt động bắt chó thả rông... Đồng thời, cần tuyên truyền mạnh hơn để người dân hiểu và phối hợp trong việc nuôi nhốt chó đúng quy định, không chống đối lực lượng làm nhiệm vụ.

N.KHẢI - N.TRÍ - S.LÂM ghi

Bắn trộm chó nghiệp dư mà một đêm cũng hạ đến 9 conBắn trộm chó nghiệp dư mà một đêm cũng hạ đến 9 con

TTO - Phúc và Hiếu rủ nhau đi trộm chó để bán lấy tiền, cả hai đã bắt trộm được 9 con chó, khi đang trên đường tìm nơi tiêu thụ thì bị công an bắt giữ.

Xem thêm: mth.77991152260802202-gnor-aht-ohc-tab-noc-ioht-ohn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhớ thời còn bắt chó thả rông”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools