vĐồng tin tức tài chính 365

Giá thép giảm lần thứ 12 liên tiếp

2022-08-08 16:17

Gần đây, Hòa Phát giảm 200.000 đồng một tấn cho thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 tại thị trường miền Bắc về còn 15,18-16,4 triệu đồng một tấn. Mức giảm tương tự cũng được Việt Ý, Việt Đức, Kyoei, Thép Miền Nam, Pomina, Việt Sing, Tung Ho, Việt Mỹ... áp dụng trong đợt điều chỉnh lần này.

Riêng Việt Nhật giảm giá 2 loại thép phổ biến với biên độ sâu, thép CB240 giảm đến 650.000 đồng một tấn, thép D10 CB300 giảm 400.000 đồng một tấn. Thép Thái Nguyên còn điều chỉnh giá mạnh hơn, giảm lần lượt 1,06 và 1,68 triệu đồng một tấn.

Chỉ trong một tháng qua đã có 4 đợt liên tiếp, giá thép được hàng loạt doanh nghiệp điều chỉnh với mức giảm lũy kế 0,7-1,21 triệu đồng một tấn. Giá thép cuộn CB240 hiện phổ biến quanh mức 15-15,5 triệu đồng một tấn, thép thanh vằn D10 CB300 chủ yếu có giá 15,8-16 triệu đồng một tấn.

Sau khi liên tục tạo đỉnh từ tháng 3 đến đầu tháng 5, giá thép bắt đầu hạ nhiệt không ngừng. Tính từ giữa tháng 5 tới nay, đây là lần thứ 12 các doanh nghiệp thông báo giảm giá thép. Lũy kế 3 tháng qua, giá thép trong nước đã giảm trên dưới 4 triệu đồng một tấn. Tuy nhiên nhiều người dùng cho rằng giá hiện tại vẫn còn khá cao vì thép đã tăng một mạch từ 12,5 triệu đồng một tấn lên nhiều đỉnh liên tiếp, trong khi 12 đợt giảm giá vừa qua lại rất "nhỏ giọt".

Nhu cầu suy giảm là nguyên nhân khiến giá thép càng lùi càng sâu. Theo số liệu do SSI Research tổng hợp, giá thép cuộn cán nóng tại EU đã điều chỉnh khoảng 35% về dưới mức trước khi căng thẳng Nga - Ukraine xảy ra, hai thị trường Trung Quốc và Mỹ cũng giảm 15-20% do ít hoạt động xây dựng và sản xuất hơn, trong bối cảnh lạm phát trên toàn thế giới, đặc biệt là do nhu cầu yếu ở Trung Quốc do giãn cách xã hội, thời tiết bất lợi và thị trường bất động sản tăng trưởng chậm lại khi lãi suất tăng.

Số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy nhu cầu bắt đầu hạ nhiệt khi bán hàng thép thành phẩm trong quý II/2022 đạt 7 triệu tấn, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung nửa đầu năm, lượng bán hàng thép thành phẩm đạt hơn 15,1 triệu tấn, chỉ tăng 0,6% so với cùng kỳ - giai đoạn bắt đầu cao điểm dịch bệnh.

Đơn vị này cho rằng xu hướng giảm giá thép và nguyên liệu trong những tháng gần đây được người tiêu dùng hoan nghênh. Mặt khác, giá thép giảm lại đang đè nặng lên biên lợi nhuận nhiều doanh nghiệp. Trong quý II, lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) chỉ đạt hơn 4.000 tỷ đồng, giảm gần 60% so với cùng kỳ. Ban lãnh đạo doanh nghiệp này trước đó đã nhận định, ngành thép hiện tại không thuận lợi. Không riêng Hòa Phát, Thép Nam Kim (NKG) ghi nhận lãi ròng giảm 76% so với cùng kỳ, đạt hơn 200 tỷ đồng. Các đơn vị khác như SMC, Thép Thủ Đức, Thép Cao Bằng, Thép Mê Lin... đều công bố kết quả kinh doanh ảm đạm, thậm chí thua lỗ.

Về tương lai, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng triển vọng thị trường thép hiện tại không chắc chắn. Đơn vị này dẫn báo cáo của Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel) dự báo nhu cầu thép trong năm 2022 và 2023 sẽ tăng rất chậm, lần lượt chỉ 0,4% và 2,2%. Với các nền kinh tế đang phát triển (ngoại trừ Trung Quốc), con số này dự kiến chỉ tăng 0,5% trong năm nay trong khi nhu cầu thép năm ngoái tăng 10,7%. Ở các nền kinh tế phát triển, lạm phát và chiến tranh Nga - Ukraine khiến nhu cầu chỉ tăng 1,1%.

Trong khi đó, VnDirect nêu quan điểm rằng ngành thép thường xuyên có các giai đoạn giá tăng và giá giảm xen kẽ vì đây là một ngành có tính chu kỳ. Đơn vị này kỳ vọng giá bán thép xây dựng sẽ giảm dần về mức trung bình trong dài hạ. Tuy nhiên triển vọng nhu cầu thép phục hồi sau đại dịch và giá nguyên liệu đầu vào vẫn duy trì ở mức cao sẽ khiến quá trình giảm giá này kéo dài hơn dự kiến. Mức 16,1 triệu đồng và 14,5 triệu đồng một kg là giá thép mà VnDirect tính toán trong năm nay và năm 2023, tương ứng giảm 5-15% so với hiện tại.

Tất Đạt

Xem thêm: lmth.4707944-peit-neil-21-uht-nal-maig-peht-aig/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giá thép giảm lần thứ 12 liên tiếp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools