Một số loại cá đồng đã có mặt khắp các chợ vùng biên giới của An Giang - Ảnh: BỬU ĐẤU
Mùa nước lũ, cá tràn về, cá theo dòng nước lũ chạy xuống kinh Vĩnh Tế. Cá nhỏ (kể cả cá linh), người ta bán theo giạ (40 lít). Người mua lựa cá linh đem ra chợ bán lại theo ký.
Thời đó, khi tát đìa xong người ta thả lại những con cá nhỏ. Ông già, bà lão la rầy mấy cậu thanh niên không được dùng vịt con câu rê để bắt cá lóc mẹ vì bắt xong thì bầy cá ròng ròng sẽ chết.
Thời đó đã xa rồi!
Bây giờ với cái bình xuyệt có thể bắt cả đìa, không cần nhiều người. Khắp các kênh, rạch, sông, đầm... những chiếc ghe dùng xung điện bắt cá. Đánh bắt kiểu tiêu diệt đó, cả cá bột, cả vi sinh vật... đều chết nên cá đồng, cá sông thành quý hiếm.
Đã có nhiều nỗ lực thành công như cho cá đẻ trứng nhân tạo để có thể nuôi những loài cá như cá tra, cá lóc, cá rô, kể cả cá hô... Và người ta cũng thả cá con về với dòng sông.
Nhưng làm sao có thể bù đắp nổi khi hằng đêm, hàng chục, hàng trăm chiếc ghe với hệ thống xung điện đang chà xát khắp mặt sông để đánh bắt cá tôm kiểu tận diệt như vậy.
Rủ nhau ăn, khoe hình ăn cá non... rồi đến khi được ăn cá lớn lại hỏi nhau cá này nuôi hay cá tự nhiên?
Trên Trái đất này cũng có nhiều dân tộc không ăn cá. Đất nước họ không có sông, suối, biển, hồ...
Ông bà tổ tiên đã dạy cách giữ và nuôi con giống cá đồng, chúng ta sẽ trả lời thế nào cho cháu con khi mình đã ăn và diệt muôn loài ngoài đồng, dưới sông?
Tôi gọi đây là sự tàn nhẫn. Khi dòng sông Mekong đã không còn như trước, cá đồng, cá sông ít đi, cũng nên bớt tận diệt, bớt ăn, bớt khoe cảnh mình được ăn những sản vật thiên nhiên.
TTO - Đọt choại (dân miền Tây gọi là đọt chạy) nấu canh thịt, đọt choại luộc, đọt choại xào tép đồng và đặc biệt đọt choại được người dân ở miền Tây bẻ non ngoài vườn vào rửa sạch để dành nhúng lẩu mắm cá đồng đãi khách thì ăn hao cơm phải biết.
Xem thêm: mth.7745629021802202-gnod-ac-noc-uig/nv.ertiout