vĐồng tin tức tài chính 365

'Lũ quét' qua TP Thủ Đức

2022-08-17 07:10
Lũ quét qua TP Thủ Đức - Ảnh 1.

Người dân té ngã trên đường Võ Văn Ngân, TP Thủ Đức khi đoạn đường này chưa được đầu tư hệ thống thoát nước - Ảnh: CHÂU TUẤN

Tốc độ đô thị hóa nhanh hơn sự phát triển của hạ tầng khiến nhiều con đường khi mưa nước không kịp thoát, chảy tràn trên đường như "thác đổ". Tuổi Trẻ trao đổi với ông Hồ Long Phi - giám đốc kỹ thuật của Công ty enCity, nguyên giám đốc Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu (Đại học Quốc gia TP.HCM) - về nguyên nhân cũng như giải pháp chống ngập cho khu vực này.

* Thưa ông, ông có thể nhận định chung về địa hình tự nhiên của TP Thủ Đức, những đặc điểm này ảnh hưởng như thế nào với công tác chống ngập hiện nay?

- TP Thủ Đức cao ở phía bắc và thấp dần về hướng tây và đổ ra sông Sài Gòn, còn hướng nam ra sông Đồng Nai. Địa hình tại đây tương đối phức tạp, được nối kết bởi hệ thống sông chảy từ nơi cao về thấp, ngoài ra còn có một số kênh rạch nối trong nội vùng. Nhìn chung về mặt thoát nước tự nhiên, khu vực này không khó khăn, địa hình dốc, có sông rạch bao xung quanh đón nước. Khó khăn trong việc chống ngập tại TP Thủ Đức là do con người tạo ra.

Do đô thị hóa không kiểm soát nên địa hình bị cắt vụn làm đứt đoạn dòng chảy. Việc phân bố dòng chảy tràn cũng không đồng đều, trong thủy lợi gọi là chia nước, chia nhỏ lưu vực. Lưu vực nào thì nên xử lý nước lưu vực đó, còn ở đây thì khu thấp phải chịu hết cho khu cao dẫn tới tình trạng nước chảy như thác sau mưa to.

Địa hình TP Thủ Đức còn có vùng thấp ở quận 2, quận 9, ở đây còn chịu ảnh hưởng ngập do triều cường. Tương lai khi mực nước triều dâng lên thì nơi đây sẽ chịu ảnh hưởng nặng. Hiện nay các kịch bản chống ngập chỉ tính tầm nhìn tới cuối thế kỷ (nước dâng tầm 70-80cm). Còn nếu nhìn xa hơn 2-3 thế kỷ, khi mực nước có thể dâng cao hơn 2-3m nữa kể cả khi khí thải nhà kính được kiểm soát vào giữa thế kỷ này, thì diện tích nào có cao độ dưới 5m sẽ ngập. Trong trường hợp đó thì chúng ta không còn thuận thiên nữa mà phải chấp nhận sống dưới mực nước như ở Hà Lan. Do sự phức tạp về địa hình, thủy hệ nên khi làm quy hoạch cơ quan chức năng cần có tầm nhìn xa hơn. Từ tầm nhìn đó mới biết hành động cần làm là gì.

* Hiện tại TP Thủ Đức đang tính toán làm lại đồ án quy hoạch chung TP, vậy khi lập quy hoạch thì chia lưu vực ra sao để chống ngập, thoát nước hiệu quả?

- Theo tôi, việc phân lưu vực cho TP Thủ Đức phải tính toán và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất, hiện nay các lưu vực tự nhiên đã bị chia cắt bởi đường giao thông. Đường trở thành đê nhân tạo, do đó lưu vực ban đầu đã bị thay đổi. Thứ hai, việc nhiều kênh rạch, sông ngòi bị lấn chiếm hành lang bảo vệ cũng khiến nó không còn là nơi tụ thủy tự nhiên nữa.

Thứ ba là cân đối nguồn lực đầu tư. Nếu chia lưu vực sát theo thực tế hiện tại thì có khoảng 180 tiểu lưu vực. Còn nếu chia như tự nhiên trước đây thì chỉ có 6 lưu vực. Nhưng chia 6 lưu vực thì không làm được vì hiện trạng đã bị thay đổi do đô thị hóa, không khả thi. Do đó với điều kiện nguồn lực hiện tại thì nên chia nhỏ ra, khu vực nào cần thì làm trước.

Và theo tính toán, nếu làm đồng bộ cho toàn bộ TP Thủ Đức sẽ mất khoảng 5-6 tỉ USD nhưng chắc chắn không thể có tiền làm được ngay. Do đó cần huy động nguồn lực thông qua việc "chia sẻ chi phí" của người có đất trong khu vực. Người có đất nên chịu một phần kinh phí để TP đầu tư bảo vệ vùng ngoài dự án. Như TP Thủ Đức có khoảng 12.000ha vùng thấp, nếu người dân chấp nhận chia sẻ gánh nặng thì TP có trong tay một nguồn lực hàng tỉ USD để đầu tư hạ tầng chống ngập.

* Hiện nay hạ tầng đã không đồng bộ do đầu tư đứt đoạn, vậy giải pháp nào cho TP Thủ Đức để chống ngập tốt?

- Tôi nghĩ các ngành của TP phải ngồi lại với nhau thì mới làm việc hiệu quả. Phải có một ban về hạ tầng, và tất cả những gì liên quan hạ tầng đều do ban này điều phối. Hiện nay vẫn còn bất cập khi ngành nào có tiền thì đầu tư, ngành nào chưa có thì đợi dẫn đến không đồng bộ. Ví dụ khi ngành giao thông làm đường thì bên thoát nước chưa có tiền nên chưa làm cống, tới lúc làm cống thì phải đào đường. Bao giờ người làm sau cũng phải giải quyết hậu quả. Do đó những gì liên quan hạ tầng thì phải quy về một đầu mối thì mới hiệu quả.

* Ngoài những yếu tố đã nêu trên, ông có thể đưa ra lưu ý đặc biệt nào cho việc chống ngập của TP Thủ Đức?

- Có một chú ý này rất quan trọng mà TP nên thực hiện khi đầu tư chống ngập. Trong điều kiện biến đổi khí hậu gây mưa lớn và sụt lún cốt nền thì dùng cống ngầm rất bất lợi. Với khu vực nào chưa đầu tư phát triển thì TP nên đầu tư kênh hở. Bởi vì kênh hở có thể nâng cấp dễ dàng bằng biện pháp nạo vét, mở rộng hai bờ. Ngoài ra cần quản lý chặt, tuyệt đối không cho phép lấp sông rạch hiện có. Đây là giải pháp thích ứng lâu dài mà các nước tiên tiến đều đang thực hiện.

TP Thủ Đức chống ngập ra sao?

Ông Nguyễn Hữu Anh Tứ, phó chủ tịch UBND TP Thủ Đức, cho biết trên địa bàn hiện tồn tại tổng cộng 36 điểm ngập và 24 điểm theo dõi ngập do mưa, triều cường cần phải giải quyết trong giai đoạn từ 2021-2025. Và để xóa được những điểm ngập lớn nhất TP Thủ Đức thì cần nhiều dự án liên hoàn kết hợp.

anh ngay 16-8 1(Read-Only)

Khu vực chợ Thủ Đức cứ mưa là ngập bởi nơi đây trũng, hứng lượng nước cho cả khu vực 620ha có cao độ từ 14-22m - Ảnh: L.P.

Các dự án này bao gồm xây dựng hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân; xây dựng hệ thống thoát nước dọc đường ray xe lửa, phường Linh Đông do TP Thủ Đức đầu tư. Dự án cải tạo hệ thống thoát nước khu vực chợ Thủ Đức (đường Dương Văn Cam, Đặng Thị Rành, Kha Vạn Cân và Hồ Văn Tư) do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (Ban đô thị) làm chủ đầu tư.

Theo ông Tứ, UBND TP Thủ Đức đã đầu tư các công trình chống ngập do mưa nhưng hiện vẫn chưa giải quyết dứt điểm được tình trạng ngập úng khi mưa lớn, như: dự án nạo vét cải tạo rạch Cầu Ngang để phục vụ tiêu thoát nước cho khu vực chợ Thủ Đức; dự án cải tạo hệ thống thoát nước đường Thảo Điền - Quốc Hương - Xuân Thủy - Nguyễn Văn Hưởng (khu dân cư Thảo Điền); dự án xây dựng hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân; dự án xây dựng hệ thống thoát nước dọc đường ray xe lửa, phường Linh Đông...

Ngoài ra TP Thủ Đức cũng đang phối hợp với các sở ngành và đơn vị liên quan hoàn thành Đồ án quy hoạch chung TP. Qua đồ án này TP có thể điều chỉnh cốt nền phù hợp với thực tế địa hình hoặc triển khai các dự án đã được phê duyệt có thể kết nối đồng bộ vào hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là phân chia lưu vực để kiểm soát, kết nối thoát nước mặt và nước thải.

Các khu dân cư có quy mô lớn, các dự án đã được phê duyệt theo đồ án quy hoạch tỉ lệ 1/2.000 cũng đang được rà soát lại. Qua đó TP sẽ nắm được các lưu vực thoát nước theo hệ thống các sông, kênh, rạch chính để lập quy hoạch hệ thống thoát nước, đảm bảo yêu cầu thoát nước khi mưa với vũ lượng lớn. "Chúng tôi cũng tính tới chuyện thuê tư vấn có kinh nghiệm để nghiên cứu, thiết kế thoát nước, chống ngập, xây dựng quy hoạch thoát nước, phát triển hệ thống thoát nước giảm ngập. Việc này triển khai cùng với lập Quy hoạch chung TP để có sự đồng bộ trong quy hoạch.

Trong giai đoạn 2023-2025, chúng tôi sẽ phối hợp với Sở Xây dựng tiếp tục thực hiện các giải pháp, công trình chống ngập, tiêu thoát nước, dự án hồ trữ nước, nạo vét, kè chống sạt lở trên các tuyến bờ sông, kênh, rạch. Quan trọng nhất là đề xuất chủ trương đầu tư dự án bồi thường giải phóng mặt bằng đối với khu công viên văn hóa TDTT - công viên cây xanh - hồ điều tiết kết hợp bố trí tái định cư phường Hiệp Bình Chánh, Tam Phú", ông Tứ nói.

CH.TUẤN - L.PHAN

TP.HCM mưa lớn từ chiều tới tối, khắp nơi ngập nước kẹt xeTP.HCM mưa lớn từ chiều tới tối, khắp nơi ngập nước kẹt xe

TTO - Từ chiều tới tối 15-8, tại TP.HCM và Nam Bộ có mưa lớn diện rộng khiến nhiều đường bị ngập, có nơi nước ngập nửa xe máy không thể di chuyển, kẹt xe khắp nơi…

Xem thêm: mth.1813203261802202-cud-uht-pt-auq-teuq-ul/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Lũ quét' qua TP Thủ Đức”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools