Số liệu vừa được công bố cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 7 giảm 14,5%, trong khi nhập khẩu giảm 12,4% so với cùng kỳ năm 2022. Cả 2 thông số này đều giảm mạnh hơn so với dự báo của các nhà phân tích.
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang các thị trường lớn đều giảm mạnh. Trong đó đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ giảm 23,1% và Liên minh châu Âu (EU) cũng giảm 20,6%.
Theo các nhà phân tích, việc các thị trường Mỹ và EU giảm quy mô tiêu dùng và tăng trưởng chậm lại đã ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực xuất khẩu của Trung Quốc.
"Khu vực sử dụng đồng Euro vẫn đang tăng lãi suất và quá trình tăng lãi suất ở khu vực này còn dài hơn Mỹ. Quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ đã ảnh hưởng đến cả lĩnh vực tiêu dùng lẫn sản xuất", ông Wang Jingwen, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô, Ngân hàng Minsheng, nhận định.
Công nhân vận hành cánh tay robot trong một nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. (Ảnh: globaltimes)
Tuy nhiên, bất chấp xuất khẩu giảm tốc, Trung Quốc vẫn đạt được thặng dư thương mại ở mức 80 tỷ USD, cao hơn con số ước tính 70,6 tỷ của các nhà phân tích.
Việc kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh trong những tháng gần đây, kết hợp với tiêu dùng nội địa yếu, đang làm gia tăng sức ép với đà phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc đang áp dụng nhiều biện pháp để thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế, bao gồm kích cầu tiêu dùng các mặt hàng như điện tử và ô tô, giảm lãi suất cho vay trên thị trường bất động sản.
VTV.vn - Trung Quốc tiếp tục có các giải pháp về tài khóa nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.14573245180803202-cot-maig-couq-gnurt-auc-uahk-pahn-taux/et-hnik/nv.vtv