vĐồng tin tức tài chính 365

14 hiệp hội đồng loạt gửi thư cho 9 bộ

2023-08-22 15:43

14 Hiệp hội gồm 13 Hiệp hội ngành hàng trong nước và Hiệp hội Thương mại Mỹ (Amcham) vừa gửi thư lên Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 8 Bộ có liên quan, đề nghị các Bộ Trưởng xem xét tháo gỡ 2 vướng mắc lớn về Dự thảo định mức chi phí tái chế Fs cao bất hợp lý và bất cập trong triển khai thực hiện đóng góp tái chế (EPR).

Cụ thể, tại dự thảo, một số định mức chi phí tái chế Fs cao hơn cả mức Fs trung bình của 14 nước Tây Âu (là các nước rất phát triển và có chi phí đắt đỏ) trong khi đáng lẽ chi phí tái chế của Việt Nam chỉ bằng 1/2-1/3 Tây Âu vì chi phí nguyên vật liệu và công nghệ như nhau, chi phí nhân công của Việt Nam chỉ bằng 1/10 của các nước Tây Âu.

Các hiệp hội doanh nghiệp phân tích nguyên nhân chính là do cơ quan soạn thảo chưa áp dụng kinh tế tuần hoàn để tính Fs khi chưa trừ đi giá trị thu hồi được.

14 hiệp hội đồng loạt kiến nghị về định mức chi phí tái chế rác thải - Ảnh 1.

Các hiệp hội doanh nghiệp lo ngại chi phí tái chế cao một cách hợp lý sẽ gây khó khăn cho sản xuất - kinh doanh và đội giá hàng hoá

Chỉ riêng 3 loại bao bì giấy, nhựa và kim loại, phí tái chế phải nộp ước tính là 6.127 tỉ đồng mỗi năm trong khi nhà tái chế chính thức đang có lãi lớn. Riêng tái chế lon nhôm, ước tính các nhà tái chế chính thức thu lãi khoảng 700 - 1.286 tỉ đồng/năm. Tái chế bao bì sắt và giấy cũng đang có lãi lớn.

"Việc các doanh nghiệp và người tiêu dùng phải nộp thêm nhiều ngàn tỉ đồng để hỗ trợ cho nhà tái chế đang có lãi lớn là rất bất hợp lý" – 14 hiệp hội nêu.

Theo các hiệp hội, chi phí này cộng thêm nhiều ngàn tỉ đồng phí tái chế cho các loại bao bì, phương tiện giao thông, sản phẩm thải bỏ khác… sẽ là một khoản chi phí rất lớn, gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và đẩy giá sản phẩm tăng cao. Nếu định mức này được ban hành thì sẽ ảnh hưởng lớn tới "sức khoẻ" doanh nghiệp và đời sống người dân.

Vì vậy, các hiệp hội đề xuất điều chỉnh định mức chi phí tái chế hợp lý hơn, căn cứ vào nghiên cứu của Liên minh Tái chế Việt nam PRO, thực tiễn tái chế của Việt Nam và mức phí tái chế trung bình thị trường.

Đối với các kiến nghị để tháo gỡ các bất cập trong triển khai thực hiện đóng góp tái chế (EPR) ở Việt Nam, 14 hiệp hội cho rằng cần thay đổi cách nộp đóng góp tái chế từ tạm ứng trước vào đầu năm 2024 sang quyết toán theo số lượng thực tế khi kết thúc năm (tức nộp vào tháng 4-2025).

Cho phép các doanh nghiệp thực hiện kết hợp cả hình thức tự tái chế và nộp tiền hỗ trợ tái chế trong cùng năm cho cùng một loại bao bì, sản phẩm thải bỏ, thay vì bắt buộc chọn một trong 2 hình thức.

Đồng thời, áp dụng hệ số điều chỉnh Fs bằng 0 đối với phần bao bì đã sử dụng vật liệu tái chế ở Việt Nam, hệ số điều chỉnh Fs bằng 0,5 đối với các loại vật liệu thân thiện với môi trường...

Đây là lần kiến nghị thứ 3 của 14 hiệp hội này liên quan đến việc điều chỉnh Fs cho hợp lý, và hoàn thiện các quy định nhằm triển khai chính sách EPR hiệu quả hướng tới kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường, và hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn. 

Xem thêm: mth.78722615122803202-ob-9-ohc-uht-iug-taol-gnod-ioh-peih-41/et-hnik/nv.moc.dln

Comments:0 | Tags:No Tag

“14 hiệp hội đồng loạt gửi thư cho 9 bộ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools