Việc SoftBank nộp đơn IPO ở sàn Nasdaq khiến các nhà đầu tư đặt câu hỏi "liệu công ty có 'tăng trưởng theo cấp số nhân' nhờ sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) như tuyên bố của giám đốc điều hành Masayoshi Son hay không?"
Kể từ khi mua lại hãng thiết kế chip ARM vào năm 2016, Son đã định vị đây là tài sản quý giá nhất của tập đoàn đầu tư công nghệ Softbank. Và trong những tháng gần đây, ông đã liên tục đề cập tới vai trò của nó trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo.
Phát biểu trước các nhà đầu tư vào tháng 6, Son khẳng định ARM "là trung tâm của một nhóm các công ty liên quan đến AI để tạo ra sức mạnh tổng hợp" và "85% danh mục đầu tư của Tập đoàn SoftBank là các công ty nước ngoài liên quan đến AI".
Tỷ phú này cũng cho biết ông đã dành nhiều tháng để tạo ra hàng trăm phát minh với ChatGPT mà ông tin rằng có thể được hiện thực hóa thông qua ARM.
Tuy nhiên, CEO của SoftBank đã không cung cấp các thông tin chi tiết hơn. Các nhà đầu tư đang hy vọng rằng việc nộp hồ sơ IPO của ARM sẽ mang lại thêm manh mối về chiến lược AI của SoftBank, và liệu ARM có đáng giá bằng hoặc hơn mức định giá trước IPO là 64 tỉ USD hay không (đây là mức định giá mà SoftBank đưa ra khi mua 25% cổ phần của ARM).
Mặc dù theo Son, Internet vạn vật (IoT) sẽ là "sự thay đổi mô hình vĩ đại nhất trong lịch sử loài người" và các con chip do ARM thiết kế sẽ cung cấp năng lượng cho đối tượng mới được kết nối với internet, tuy nhiên sự thay đổi này vẫn chưa thành hiện thực và IoT hiện chỉ chiếm một phần doanh thu của ARM.
"Sự phấn khích về AI thực sự nằm ở phía phần mềm và nền tảng, với việc OpenAI ra mắt với các công cụ có thể tận dụng các mô hình ngôn ngữ lớn để tạo nội dung", nhà phân tích Kirk Boodry của Astris Advisory Japan nói. "ARM không liên quan gì đến điều đó".
Theo ông Boodry định giá thì khoảng ARM chỉ khoảng 47 tỉ USD. Con số định giá 64 tỉ USD mà SoftBank đưa ra có thể là nhằm mục đích tăng thêm khoản tiền mà Vision Fund nhận được khi bán lại 25% cổ phần, qua đó khiến các nhà đầu tư của Vision Fund hài lòng.
Tiềm năng về sự phối hợp trong lĩnh vực AI giữa các công ty thuộc danh mục đầu tư của SoftBank vẫn còn là vấn đề ở tương lai. Các nhà phân tích cũng đang đặt ra nghi ngờ có đúng là 85% các công ty thuộc danh mục đầu tư của SoftBank có liên quan đến AI như lời ông Son tuyên bố hay không.
"Việc này sẽ đòi hỏi một khoảng thời gian dài," Chuyên gia phân tích Victor Galliano thuộc Galliano's Latin Notes, cho biết. "Nhiều công ty trong danh mục đầu tư của SoftBank sẽ nắm lấy và sử dụng AI nhưng điều đó không biến họ thành công ty AI."
Lockheed Martin (LMT) (Mỹ) là một trong những "gã khổng lồ" an ninh và hàng không vũ trụ, tham gia nghiên cứu, thiết kế, phát triển, sản xuất, tích hợp và duy trì hệ thống công nghệ, sản phẩm và dịch vụ trên toàn thế giới.