vĐồng tin tức tài chính 365

Gỡ khó cho vườn ươm công nghệ

2021-08-02 09:34

Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, vừa có báo cáo gửi Bộ Công Thương về kết quả thực hiện nội dung Quyết định 1193 ngày 30-7-2015 của Thủ tướng về việc thí điểm một số cơ chế, chính sách phát triển Vườn ươm Công nghệ công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc (gọi tắc là Vườn ươm) tại TP Cần Thơ.

Hiệu quả bước đầu

Vườn ươm được thành lập vào năm 2016, có chức năng hỗ trợ nghiên cứu, tư vấn mọi mặt để các doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản, thủy sản và cơ khí chế tạo phục vụ chế biến nông sản, thủy sản có cơ hội tiếp cận, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, tạo giá trị gia tăng của sản phẩm…

Theo ông Phạm Minh Quốc, Giám đốc Vườn ươm, sau 5 năm hoạt động, Vườn ươm đã thực hiện 11 dự án của DN. Trong đó, 3 dự án thuộc lĩnh vực cơ khí, 4 dự án thuộc lĩnh vực chế biến thủy sản và 4 dự án thuộc lĩnh vực chế biến nông sản.

Đến nay, một DN đã tốt nghiệp ươm tạo là Công ty CP Thực phẩm Phạm Nghĩa với sản phẩm chả cá thát lát nhân trứng muối. Sáu DN đang tiếp tục thực hiện quá trình ươm tạo với các sản phẩm như: trà túi lọc nhân sâm từ công nghệ trồng sâm thủy canh, bột nêm từ nấm bào ngư, bột cá, máy làm bánh tráng chả giò rế, máy gieo hạt, máy bơm bùn kết hợp với cắt dị vật. Hai DN do gặp khó khăn về tài chính nên xin rút hồ sơ ươm tạo và 2 DN đã tổ chức hội đồng xét chọn tham gia ươm tạo vào cuối năm 2020 nhưng đến nay chưa thực hiện hỗ trợ do quy định chính sách đặc thù của Vườn ươm đã hết hiệu lực (Quyết định 1193 có hiệu lực đến ngày 31-12-2020).

Ông Phạm Trọng Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Phạm Nghĩa, đánh giá: "Khi ươm tạo tại Vườn ươm, công ty đã phát triển nhiều dòng sản phẩm. Với hệ thống bán hàng sẵn có nên khi sản phẩm được đưa ra thị trường khoảng 4 năm nay bán rất tốt. Hệ thống Co.opmart đã đưa mặt hàng của công ty vào làm sản phẩm nhãn hàng riêng. Ngoài ra, sản phẩm cá thát lát kim sa còn được bán rất nhiều ở hệ thống siêu thị trong nước".

Ngoài hỗ trợ DN ươm tạo, Vườn ươm đã ký kết với nhiều đối tác trong và ngoài nước, hợp tác với các DN nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm của đơn vị; tổ chức đào tạo cho học viên là nhân viên của các DN đang ươm tạo và sinh viên, giảng viên các trường ĐH tại ĐBSCL...

Gỡ khó cho vườn ươm công nghệ - Ảnh 1.

Nghiên cứu trong xưởng cơ khí tại Vườn ươm Công nghệ công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc

Khó khăn về vốn

"Theo Quyết định 1193 thì một số nội dung chưa thực hiện được, cũng chưa có cơ chế cụ thể cho Vườn ươm. Mô hình của Vườn ươm là mô hình mới, nhân lực còn trẻ, chưa có kinh nghiệm. Kinh phí hoạt động của DN ươm tạo chưa được cung cấp đầy đủ" - ông Phạm Minh Quốc nhận xét.

Qua tìm hiểu, Vườn ươm được thành lập và hoạt động theo Quyết định 1193 nhưng quyết định này đã hết hiệu lực vào ngày 31-12-2020. Do đó, thiếu cơ sở pháp lý để Vườn ươm tiếp tục hoạt động như xây dựng lại chức năng nhiệm vụ mới phù hợp với quy định của tổ chức khoa học công nghệ công lập. Do lĩnh vực của chương trình hạn chế nên nhiều DN, cá nhân đề xuất được ươm tạo các sản phẩm thuộc các dự án khác như: chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, xử lý môi trường… khó tham gia, dù nơi đây có đủ trang thiết bị đáp ứng cho những dự án này.

Ông Phạm Trọng Nghĩa cho rằng thời điểm công ty ươm tạo thì Vườn ươm thuộc sự quản lý của Sở Công Thương TP Cần Thơ. Tuy nhiên, giai đoạn sau khi công ty tốt nghiệp thì Vườn ươm nên trao về cho Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN). Việc này là hợp lý vì Sở KH-CN có các gói hỗ trợ cho DN trong giai đoạn cần ươm tạo. Theo Quyết định 1193, các DN tại Vườn ươm được hỗ trợ 500 triệu đồng/năm để thực hiện các hoạt động chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, mua vật tư, nguyên liệu nhưng nguồn kinh phí này chưa thực hiện được do ngân sách địa phương có hạn.

Trước những khó khăn trên, UBND TP Cần Thơ đề xuất Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng giao UBND thành phố quyết định lĩnh vực, ngành nghề, chức năng nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của Vườn ươm do Quyết định 1193 hết hiệu lực thi hành. Ngoài ra, UBND TP Cần Thơ còn kiến nghị Bộ Công Thương xem xét, giải quyết việc mở rộng lĩnh vực ươm tạo theo hướng đa ngành; bổ sung vốn ODA phần còn thiếu khoảng 3 triệu USD đầu tư cho Vườn ươm (do phía Hàn Quốc cắt giảm) để đầu tư, thu hút DN tham gia. 

Hỗ trợ thêm nhiều ngành nghề

Trong giai đoạn 2021-2025, Vườn ươm sẽ mở rộng ngành nghề, lĩnh vực hỗ trợ ươm tạo, tập trung một số ngành trọng điểm, phù hợp với đặc thù của địa phương và khu vực. Với trang thiết bị hiện tại, Vườn ươm có thể hỗ trợ thêm một số ngành nghề như: công nghệ sinh học, môi trường, năng lượng, nông nghiệp công nghệ cao, bảo quản nông sản… Bên cạnh đó, trong giai đoạn 5 năm tới, sẽ tăng cường phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ nhằm xây dựng Vườn ươm trở thành Trung tâm Ươm tạo công nghệ của vùng ĐBSCL.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH


Gỡ khó cho vườn ươm công nghệ - Ảnh 3.

Xem thêm: mth.67874359110801202-ehgn-gnoc-mou-nouv-ohc-ohk-og/et-hnik/nv.moc.dln

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gỡ khó cho vườn ươm công nghệ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools