vĐồng tin tức tài chính 365

Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, không để "cháy" đơn hàng xuất khẩu

2021-08-05 18:23

Nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ đạo như chế biến nông, lâm và thủy sản; điện tử; dệt may; da giày… đối diện với áp lực bị chậm đơn hàng.

Hàng loạt đơn hàng phải điều chỉnh lùi thời gian giao hàng

“Doanh nghiệp chúng tôi đã phải thu hẹp sản xuất tới 40%, khoảng 30% lao động ngừng làm việc do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tất cả các đơn hàng xuất khẩu đều phải chỉnh” – ông Hoàng Kiều Phong – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tiến Triển – một doanh nghiệp chuyên sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ tại Bình Dương, chia sẻ với PV Lao Động.

Ông Hoàng Kiều Phong cho biết, hôm qua (4.8.2021) có 1 ca nghi nhiễm, doanh nghiệp đã tổ chức xét nghiệm cho 1.000 công nhân. “May mắn tất cả công nhân đều âm tính, nhưng vẫn rất nhiều rủi ro. Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, chưa biết lúc nào phải ngừng sản xuất, giờ làm được ngày nào hay ngày đó” ông Hoàng Kiều Phong nói thêm.

Theo khảo sát của Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA), trong số 85 doanh nghiệp tham gia khảo sát, hiện nay số doanh nghiệp đã dừng sản xuất “3 tại chỗ” (gọi tắt là 3T) do đã có F0 đã lên tới là 6%. Có 16% doanh nghiệp đã dừng 3T dù chưa có ca F0.

“Dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng đến ngành chế biến và xuất khẩu đồ gỗ. Trước đây trung bình mỗi tháng doanh nghiệp của chúng tôi xuất khẩu hàng trăm container sản phẩm, thì nay giảm mạnh chỉ còn 40 container. Nếu không được ổn định sản xuất, nguy cơ chậm đơn hàng là hiện hữu” – ông Đỗ Xuân Lập – Giám đốc Công ty CP Kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt (Bình Định), cho hay.

Nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo, thủy sản... cũng trong tình trạng phải điều chỉnh, lùi đơn hàng do không thể đảm bảo tiến độ sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều nơi phải giãn cách.

Chiều 5.8, trao đổi với PV Lao Động, “Vua lúa gạo” Phạm Thái Bình – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (Trung An Cần Thơ) cho biết: Theo lịch thì giữa tháng 8 này công ty phải đóng hàng chuyển ra tàu lớn xếp 11.111 tấn gạo trúng thầu giao cho Hàn Quốc, nhưng hiện tại doanh nghiệp này chưa biết xử lý thế nào do dịch bệnh phức tạp, công ty đang phải thực hiện giãn cách nên số lượng nhân công không thể đáp ứng được khâu chế biến và chuyển hàng.

Bên cạnh đó, giá container vẫn ngày càng tăng cao cộng với giãn cách sản xuất ở cả lĩnh vực cảng, biển, hải quan... nên những đơn hàng giao Châu Âu cũng bị ảnh hưởng tiến độ. Đơn hàng bắt đầu ít dần vì khách mua gạo cũng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 gây khó khăn khi nhập khẩu” – ông Phạm Thái Bình chia sẻ.

Theo các bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), Công Thương, quý III và IV là thời điểm các doanh nghiệp phải khẩn trương hoàn tất các công đoạn sản xuất, chế biến để kịp đơn hàng xuất khẩu cuối năm. Tuy nhiên, hiện nay dịch bệnh COVID diễn biến phức tạp, nguồn cung bị đứt gãy, sản xuất bị gián đoạn, nguy cơ bị các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài hủy đơn hàng ở năm sau.

Hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất

Hiện tại, các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ, thủy sản, gạo… hầu hết tập trung tại các tỉnh phía Nam – khu vực được coi là “điểm nóng” về dịch bệnh COVID-19. Để giúp các doanh nghiệp mạnh mẽ vượt qua đại dịch, bình ổn lại sản xuất và phát triển, BIFA đã công văn đề nghị UBND tỉnh Bình Dương, Sở Y Tế và Sở Công Thương tỉnh Bình Dương ưu tiên cho doanh nghiệp ngành gỗ được tiêm vaccine phòng COVID-19 nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất.

Bộ Công Thương cũng đề nghị áp dụng linh hoạt quy định về giờ làm thêm trong thời kỳ dịch bệnh, cho phép doanh nghiệp có thể làm thêm nhiều hơn quy định trong tháng (tuy nhiên vẫn đảm bảo không quá tổng thời gian làm thêm trong cả năm theo quy định của pháp luật về lao động) để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng ca sản xuất, bảo đảm kịp tiến độ giao hàng, đặc biệt là đối với những đơn hàng xuất khẩu trong các ngành hàng như dệt may, da giày, điện tử cũng như các ngành chế biến nông sản, thực phẩm...

Xem thêm: odl.247839-uahk-taux-gnah-nod-yahc-ed-gnohk-taux-nas-peihgn-hnaod-ort-oh/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, không để "cháy" đơn hàng xuất khẩu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools