Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - Ảnh: REUTERS
"Để chiến thắng trong cuộc chiến với dịch bệnh, việc tiếp cận vắc xin phải mang tính toàn cầu và bình đẳng. Đây là lý do vì sao Pháp chia sẻ 670.000 liều vắc xin cho việt Nam, như là một phần của chương trình COVAX" - ông Macron viết, đề cập đến chương trình chia sẻ vắc xin công bằng COVAX.
Trước đó, vào giữa tháng 6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã điện đàm với Thủ tướng Pháp Jean Castex và hai bên nhất trí chia sẻ kinh nghiệm chống dịch, hỗ trợ cung cấp vắc xin COVID-19.
Thủ tướng Pháp Castex đánh giá cao quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, nhấn mạnh Việt Nam là một trong những đối tác hàng đầu trong chính sách của Pháp hướng tới khu vực.
"Trong bầu không khí hữu nghị, thân thiện, hai nhà lãnh đạo đã có những trao đổi thực chất, chân tình, nhất trí cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ cung cấp vắc xin và phối hợp các biện pháp phục hồi kinh tế sau đại dịch", Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin chiều 14-6.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron viết trên Twitter về việc chia sẻ vắc xin COVID-19 cho Việt Nam - Ảnh: chụp màn hình
Trong khi đó, vào ngày 23-7, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Bộ trưởng châu Âu và Ngoại giao Pháp Jean Yves Le Drian. Bộ trưởng Le Drian đánh giá cao những kết quả Việt Nam đạt được trong thời gian qua, vừa ứng phó với đại dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cảm ơn Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp nhập khẩu vắc xin để tiêm chủng cho cộng đồng người Pháp sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Bộ trưởng Le Drian khẳng định với vai trò của mình, Pháp sẽ thúc đẩy việc cung cấp vắc xin cho Việt Nam với số lượng nhiều nhất trong thời gian sớm nhất thông qua cơ chế COVAX.
TTO - Các nước Đức, Pháp, Mỹ sẽ tổ chức tiêm liều vắc xin bổ sung (mũi thứ 3) từ tháng 9 năm nay để bảo vệ người dân trước làn sóng lây nhiễm bệnh COVID-19 mới do biến thể Delta gây ra.
Xem thêm: mth.75745034121801202-91-divoc-nix-cav-ueil-000-076-man-teiv-gnat-pahp/nv.ertiout