vĐồng tin tức tài chính 365

Liệt kê sao xuể nghề nghiệp được hưởng trợ cấp vì Covid-19!

2021-08-21 11:21

Liệt kê sao xuể nghề nghiệp được hưởng trợ cấp vì Covid-19!

Song Nghi

(KTSG Online) - Công dân Mai Văn Thép ở thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp là lao động tự do, sinh sống bằng nghề bắt rắn. Khi dịch Covid-19 ập tới, ông gặp khó khăn và xin chính quyền trợ cấp nhưng bị từ chối với lý do "bắt rắn không nằm trong danh mục ngành nghề được hưởng trợ cấp". Hướng giải quyết của chính quyền thành phố Sa Đéc là "kiến nghị lên trên" và mời công dân tiếp tục... chờ!

Đây là một trường hợp điển hình của việc bộ máy công quyền vô tình bị trói tay vì câu chữ trong văn bản hành chánh. Cái gốc vấn đề cần giải quyết là làm sao tổng quát hóa một quy định hay đưa ra một công thức chung để có thể vận dụng khi phát sinh vấn đề từ thực tế cuộc sống. Sâu xa hơn, đó là cách hành xử có phần máy móc của một số nhân viên trong bộ máy công quyền.

Hôm 19-8, báo điện tử Chính phủ có thông tin về trường hợp ông Mai Văn Thép ở tỉnh Đồng Tháp không được nhận hỗ trợ khó khăn cho người mất việc làm do dịch Covid-19(*). Theo đó, chính quyền xã Tân Phú Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đã từ chối chi trả trợ cấp cho ông Thép theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ lao động tự do.

Lý do ông Thép bị từ chối cho hưởng tiền trợ cấp là do ông làm nghề bẫy rắn. Mà nghề này, lại không có trong danh mục được hưởng trợ cáp. Nguyên văn trả lời của UBND thành phố Sa Đéc cho ông Thép thông qua báo điện tử Chính phủ như sau:

"Theo quy định tại Khoản 1, Điều 1 của Quyết định số 964/QĐ-UBND-HC ngày 16-7-2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, quy định rõ các đối tượng được hỗ trợ làm việc tại các nhóm ngành, nghề, lĩnh vực như sau:

- Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định;
- Thu gom rác, phế liệu;
- Bốc vác, vận chuyển hàng hoá (tại các chợ, bến tàu, bến xe, bến cảng, nhà kho);
- Lái xe mô tô 2 bánh chở khách;
- Người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú (phục vụ bàn ăn uống, đầu bếp, phục vụ bếp, lễ tân, tạp vụ); chăm sóc sức khỏe (massage, xoa bóp y học, châm cứu).

Như vậy, trường hợp của ông Mai Văn Thép chưa thuộc đối tượng lao động tự do được hỗ trợ theo Quyết định 964/QĐ-UBND-HC. UBND thành phố xin ghi nhận những ý kiến đóng góp của ông và sẽ có kiến nghị lên trên".

Như vậy, dù đã liên hệ tới cơ quan báo chí của Chính phủ, công dân Mai Văn Thép vẫn tiếp tục bị từ chối trợ cấp chỉ vì nghề ông làm không có trong danh mục nghề được hỗ trợ của tỉnh.

Cũng trên báo điện tử Chính phủ, ông Thép đã nêu câu hỏi: Đã là lao động tự do tại sao lại phân biệt đối xử, phải quy định là mua bán ve chai hay bán vé số mới được hỗ trợ, trong khi xã hội có nhiều ngành nghề khác như bẫy rắn, phụ hồ, xịt thuốc (trừ sâu) mướn..?

Câu hỏi ông Thép nêu ra rất xác đáng vì trong cuộc sống, tùy đặc thù từng địa phương mà có vô số nghề không tên khác. Ví dụ như người làm mướn (làm thuê) cấy lúa, gặt lúa, thu hoạch trái cây, đào mương đắp đất, chăn vịt chạy đồng. Không chỉ có người mưu sinh bằng nghề bắt rắn mà còn có những nghề tương tự như bắt chim, bắt ếch, bắt lươn...

Là một tỉnh nông nghiệp, Đồng Tháp còn hàng chục nhóm nghề lao động tự do trong nông nghiệp mà khó văn bản nào liệt kê nổi. Trong quyết định của tỉnh Đồng Tháp thì các ngành nghề được liệt kê hầu như chỉ có ở các đô thị mà lại gần như thiếu hoàn toàn nhóm nghề đặc thù ở nông thôn.

Trong khi trên thực tế, rõ ràng ai cũng thấy là: 1/ Ông Thép là lao động tự do và 2/ Ông Thép đang gặp khó khăn vì dịch Covid-19. Với hai tiêu chí này thì ông Thép có thể được hưởng trợ cấp nếu vận dụng cách giải thích hợp lý.

Trong Quyết định số 964 của tỉnh Đồng Tháp cũng có ghi rõ cụm từ "hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do đại dịch Covid-19".

Thế nhưng đáng tiếc là, thay vì vận dụng theo hướng "mở", vấn đề được xử lý theo cách bám sát từng câu từng chữ trong văn bản quyết định để từ chối. Cách giải quyết của chính quyền địa phương là "kiến nghị lên trên" và người dân phải tiếp tục chờ.

Với nhóm lao động tự do "tay làm hàm nhai" này, một ngày không làm việc là một ngày khó khăn. Yêu cầu "ai ở đâu ở yên đấy" song hành với mục tiêu "không ai bị bỏ lại phía sau" của Chính phủ phải được thực hiện thông qua chính sách giúp đỡ người dân một cách thiết thực từ chính quyền cơ sở. Khi không được hỗ trợ kịp thời thì người dân lại phải đi ra ngoài bươn chải, kiếm sống gây ảnh hưởng đến hiệu quả phòng chống dịch.

----------------

(*) https://baochinhphu.vn/Doi-song/Dong-Thap-ghi-nhan-y-kien-dong-gop-cua-ong-Mai-Van-Thep/442914.vgp

Xem thêm: lmth.91-divoc-iv-pac-ort-gnouh-coud-peihgn-ehgn-eux-oas-ek-teil/256913/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Liệt kê sao xuể nghề nghiệp được hưởng trợ cấp vì Covid-19!”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools