vĐồng tin tức tài chính 365

Sau 'cơn ác mộng' COVID-19, một bộ não thương tổn có thể tự phục hồi hay không?

2021-08-30 17:40

Kể từ khi COVID-19 xuất hiện, không chỉ gia đình, cộng đồng và công việc bị đảo lộn mà ngay cả não bộ của chúng ta cũng thay đối.

Theo tờ South China Monring Post, trong suốt mùa đông năm 2020, hơn 40% người Mỹ cho biết họ có các triệu chứng lo âu hoặc trầm cảm, con số này cao gấp đôi so với năm trước.

Số liệu đó đã giảm xuống còn 30% vào tháng 6-2021 khi các tốc độ tiêm chủng tăng lên và các trường hợp mắc COVID-19 giảm xuống. Tuy nhiên, vẫn có gần 1/3 người Mỹ phải vật lộn với các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Ngoài các triệu chứng có thể chẩn đoán được, nhiều người cho biết họ đã trải qua nhiều triệu chứng khác như hay quên, khó tập trung và hoa mắt.

Các khe synap bị phá hủy

Theo các nghiên cứu, mỗi trải nghiệm đều thay đổi bộ não của chúng ta. Nó có thể giúp tạo ra các khe synap (hay còn gọi là khớp thần kinh - nơi tiếp xúc giữa hai nơron, cho phép các nơron truyền đi thông tin qua lại lẫn nhau theo một chiều nhất định) hoặc phá hủy chúng.

Sau 'cơn ác mộng' COVID-19, một bộ não thương tổn có thể tự phục hồi hay không? - ảnh 1
COVID-19 gây ra các rác động nghiêm trọng ở nhiều phần thuộc não bộ con người. Ảnh: GETTY IMAGES

Điều này được gọi là sự dẻo dai thần kinh, và đó là cách bộ não của chúng ta phát triển qua thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Nhờ sự dẻo dai thần kinh mà con người có thể học hỏi và tạo ra những ký ức ở tuổi trưởng thành. Quá trình này rất quan trọng đối với học tập, trí nhớ và việc duy trì chức năng não nói chung.

Tuy nhiên, một số trải nghiệm không vui có thể khiến não mất đi các tế bào và kết nối cần thiết. Căng thẳng - điều mà hầu như ai cũng trải qua trong đại dịch - không chỉ phá hủy các khe synap mà còn ức chế sự phát triển của các khớp thần kinh mới.

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảm xúc

Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng những người từng trải qua những căng thẳng về tài chính, chẳng hạn như mất việc làm hoặc kinh tế bất an, trong đại dịch có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn.

Một trong những khu vực não bị ảnh hưởng nặng nề nhất do căng thẳng mãn tính là hồi hải mã. Vùng này rất quan trọng đối với cả trí nhớ và tâm trạng.

Những yếu tố gây căng thẳng tài chính này có thể tiết ra glucocorticoid. Chất này sẽ làm ngập vùng hồi hải mã, làm hỏng các tế bào, phá hủy các khớp thần kinh. Qua nhiều tháng, hồi hải mã sẽ bị thu nhỏ và gây ra chứng bệnh trầm cảm.

Sau 'cơn ác mộng' COVID-19, một bộ não thương tổn có thể tự phục hồi hay không? - ảnh 2
Kể từ khi đại dịch bắt đầu, hơn 40% người Mỹ cho biết họ có các triệu chứng lo âu hoặc trầm cảm. Ảnh: GETTY IMAGES

Căng thẳng mãn tính cũng có thể làm thay đổi vùng vỏ não trước trán. Vùng này là trung tâm kiểm soát điều hành của não và hạch hạnh nhân (có vai trò quan trọng trong việc xử lý ký ức, ra quyết định và phản ứng cảm xúc bao gồm sợ hãi, lo lắng và giận dữ).

Quá nhiều glucocorticoid trong thời gian dài có thể làm mất liên kết cả trong vỏ não trước trán và giữa nó với hạch hạnh nhân. Kết quả là, vỏ não trước trán mất khả năng kiểm soát hạch hạnh nhân, khiến trung tâm sợ hãi và lo lắng không được kiểm soát.

Một điểm đáng chú ý là các tổn thương các vùng não này ảnh hưởng không chỉ về mặt cảm xúc mà còn về mặt nhận thức. Các thương tổn có thể làm giảm khả năng tập trung và ghi nhớ của các bệnh nhân.

Tình trạng này thường gặp ở những người bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương, và những người tuyến đầu chống dịch.

Não có thể tự sửa chữa các thương tổn

Ở một số người, não có thể tự phục hồi một khi hết căng thẳng. Nếu cuộc sống bắt đầu trở lại bình thường thì bộ não của chúng ta cũng vậy - ông James Herman, giáo sư tâm thần học và khoa học thần kinh hành vi tại Đại học Cincinnati, bang Ohio của Mỹ cho biết.

Nói cách khác, khi các thói quen trước đại dịch được khôi phục thì não cũng sẽ được phục hồi. Khi đó, các kích thích tố căng thẳng sẽ giảm dần. Tất cả yếu tố từng khiến chúng ta hạnh phúc sẽ giúp não bộ sửa chữa những kết nối đã mất.

Sau 'cơn ác mộng' COVID-19, một bộ não thương tổn có thể tự phục hồi hay không? - ảnh 3
COVID-19 gây ra các rác động nghiêm trọng đối với não bộ con người. Ảnh: GETTY IMAGES

Ngoài ra, còn một phương pháp hữu ích khác để chữa lành cho bộ não: Kích hoạt hành vi.

Biện pháp này buộc các bệnh nhân phải đi ra ngoài và làm những việc họ từng làm trước khi dịch xuất hiện, kể cả khi họ không muốn. Lúc đầu, các bệnh nhân có thể không trải qua cảm giác vui vẻ hay thú vị như trước đây. Tuy nhiên, nếu thực hiện liệu pháp này đủ lâu, người bệnh sẽ dần cảm thấy mọi việc dễ dàng hơn và có thể cải thiện cảm giác trầm cảm.

Bà Rebecca Price, phó giáo sư tâm thần học và tâm lý học tại Đại học Pittsburgh ở Pennsylvania cho biết người bệnh có thể thực hiện phương pháp này bằng cách làm phong phú môi trường sống của họ.

Tầm quan trọng của vận động

Ngoài ra, tập thể dục cũng có thể hữu ích. Căng thẳng mãn tính làm giảm mức độ của một chất hóa học quan trọng được gọi là yếu tố thần kinh có nguồn gốc từ não (BDNF) - vốn giúp thúc đẩy sự dẻo dai của thần kinh. Nếu không có BDNF, não ít có khả năng sửa chữa hoặc thay thế các tế bào và kết nối bị mất gây ra do căng thẳng mãn tính.

Tập thể dục làm tăng BDNF, đặc biệt là ở vùng đồi hải mã và vỏ não trước trán. Điều này giải thích một phần lý do tại sao tập thể dục có thể thúc đẩy cả nhận thức và tâm trạng.

BDNF không chỉ giúp các khe synap mới phát triển mà còn có thể giúp sản xuất các tế bào thần kinh mới trong vùng hải mã. Tập thể dục đã được chứng minh nhiều lần để cải thiện tâm trạng, sự chú ý và nhận thức của con người. Một số nhà trị liệu đã dùng biện pháp này để điều trị trầm cảm và lo lắng. 

Tuy nhiên, có rất nhiều sự khác biệt trong cách bộ não phục hồi sau căng thẳng và chấn thương, và không phải ai cũng có thể hồi phục sau đại dịch một cách dễ dàng như vậy. Trong những trường hợp này, các bệnh nhân có thể cần đến thuốc hoặc các liệu pháp điều trị đặc biệt.


Xem thêm: lmth.7691101-gnohk-yah-ioh-cuhp-ut-eht-oc-not-gnouht-oan-ob-tom-91divoc-gnom-ca-noc-uas/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sau 'cơn ác mộng' COVID-19, một bộ não thương tổn có thể tự phục hồi hay không?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools