vĐồng tin tức tài chính 365

6 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bị bệnh tiểu đường

2022-09-04 13:52

Tại sao ăn nhẹ trước khi đi ngủ lại có ý nghĩa?

Cho dù bạn bị bệnh tiểu đường loại 1 hay loại 2, việc ăn nhẹ trước khi đi ngủ cũng mang đến một số lợi ích đáng kể.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Elysia Cartlidge (Canada), việc ăn nhẹ trước khi đi ngủ có thể giúp ngăn ngừa việc hạ đường huyết vào ban đêm, hoặc lượng đường trong máu cao vào buổi sáng.

Nho có tốt cho bệnh tiểu đường không?

Nho có tốt cho bệnh tiểu đường không?

(PLO)- Nho có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, đặc biệt là chất chống oxy hóa resveratrol, lutein và zeaxanthin. Những chất tự nhiên này giúp nho có khả năng bảo vệ chống lại các bệnh, chứng viêm và một số biến chứng của bệnh tiểu đường.
Bánh mì nướng bơ. Ảnh: Eigh Beisch
Bánh mì nướng bơ. Ảnh: Eigh Beisch

Một bữa ăn nhẹ cân bằng và nhỏ sẽ giúp bạn không phải thức dậy vào ban đêm vì đói. Bên cạnh đó, thiếu ngủ cũng sẽ làm tăng hormone căng thẳng, khiến lượng đường trong máu tăng cao. Nó sẽ trở thành một vòng luẩn quẩn vì khi lượng đường trong máu tăng cao, “thận sẽ bù đắp quá mức bằng cách khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn, và việc này có thể khiến bạn mất ngủ”, Cartlidge nói.

Không phải ai bị tiểu đường cũng cần ăn nhẹ trước khi đi ngủ

Đầu tiên, bạn cần theo dõi và ghi lại lượng đường trong máu ở các thời điểm khác nhau trong ngày, bao gồm trước khi đi ngủ, từ 2 đến 3 giờ sáng và khi thức dậy, Cartlidge nói. Khi đã có kết quả, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ để xác định xem có cần ăn nhẹ buổi tối hay không.

Tuy nhiên, có một điều bạn cần chú ý, lượng đường trong máu thường sẽ tăng cao khi bạn thức dậy vào buổi sáng. Do đó, bạn nên tránh ăn các thức ăn giàu carbohydrate trước khi đi ngủ, vì nó có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên.

6 món ăn nhẹ tốt nhất trước khi đi ngủ cho người bị bệnh tiểu đường

Theo Amanda Sanceda, một chuyên gia dinh dưỡng ở California (Mỹ): “Vì đây là một bữa ăn nhẹ nên bạn cần chú ý đến khẩu phần và lượng calo tổng thể, không ăn tối quá nhiều vì nó có thể làm tăng lượng đường trong máu hoặc tăng cân”.

1. Bơ và bánh mì nướng nguyên cám

Bơ là một loại trái cây tự nhiên giàu chất xơ và chất béo lành mạnh, tốt cho tim và lượng đường trong máu, Saoneda nói. Bơ thậm chí còn tốt hơn nếu bạn ăn kèm với một miếng bánh mì nguyên cám.

Theo một nghiên cứu năm 2022 được công bố trên tạp chí Nutrients, ngũ cốc nguyên hạt có tác động tích cực đến lượng đường trong máu.

Bánh mì nguyên cám mang lại rất nhiều lợi ích cho người tiểu đường. Ảnh: Pexels

Bánh mì nguyên cám mang lại rất nhiều lợi ích cho người tiểu đường. Ảnh: Pexels

2. Bánh mì nguyên hạt với bơ đậu phộng tự nhiên

Chỉ cần đảm bảo rằng bạn đang sử dụng bánh mì 100% ngũ cốc. Giảm lượng calo bằng cách chỉ ăn một lát nhưng phết một ít bơ đậu phộng tự nhiên, không thêm muối hoặc đường.

Cartlidge cho biết: “Bơ đậu phộng rất giàu chất béo lành mạnh và protein nên khi kết hợp với bánh mì nguyên hạt, nó có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate và ngăn chặn cơn đói vào ban đêm. Trong số nhiều chất dinh dưỡng, bơ đậu phộng có chứa magiê, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu”.

Kết hợp bánh mì với bơ giúp mang lại hiệu quả không ngờ. Ảnh: Pexels

Kết hợp bánh mì với bơ giúp mang lại hiệu quả không ngờ. Ảnh: Pexels

3. Bánh dinh dưỡng (năng lượng)

Nếu muốn tăng cường hàm lượng protein trong các bữa ăn, hãy dùng một muỗng bột protein hoặc các loại hạt có hàm lượng protein cao hơn, như đậu phộng hoặc hạnh nhân. Thêm một ít hạt Chia hoặc hạt lanh xay để có một số omega-3 từ thực vật.

4. Sữa chua Hy Lạp với quả mọng

Sữa chua Hy Lạp là một lựa chọn khôn ngoan cho những người mắc bệnh tiểu đường, vì nó chứa gấp đôi lượng protein so với sữa chua thông thường. Thêm vào đó, sữa chua cũng mang lại cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cải thiện hệ tiêu hóa và tim mạch.

Chỉ cần đảm bảo rằng bạn đang sử dụng sữa chua nguyên chất, vì các phiên bản có hương vị thường chứa đường bổ sung, có thể làm tăng lượng đường trong máu. Để làm ngọt sữa chua, bạn có thể thêm các loại quả mọng như dâu đen hoặc việt quất.

Sữa chua và quả mọng cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Pexels

Sữa chua và quả mọng cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Pexels

“Quả mọng không chỉ giàu chất xơ mà còn chứa một lượng lớn anthocyanins, chất chống oxy hóa có thể ức chế một số enzym giúp làm chậm quá trình tiêu hóa”, theo một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Vitamin và Dinh dưỡng.

5. Hummus với rau hoặc trái cây

Hummus được làm từ đậu gà, một loại protein có nguồn gốc thực vật, mang lại lợi ích cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Theo một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên tạp chí Nutrients, các loại đậu như đậu gà có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin, bạn có thể kết hợp Hummus với các loại rau (ví dụ như cà rốt và cần tây) để có thêm chất xơ.

6. Bánh quy giòn và pho mát

Ngũ cốc nguyên hạt có chứa một lượng chất xơ có lợi, giúp ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến.

Trong khi đó pho mát chứa protein, một số chất béo và ít (hoặc không) có carbohydrate, nhưng quan trọng hơn, “protein và chất béo cũng có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn các loại thực phẩm kém lành mạnh”, Cartlidge nói.

Nếu là người ăn uống theo chế độ thuần chay hoặc không dung nạp lactose, bạn có thể thay đổi bằng pho mát có nguồn gốc thực vật , mặc dù nó sẽ có hàm lượng protein thấp hơn một chút.

Xem thêm: lmth.029696tsop-gnoud-ueit-hneb-ib-iougn-ohc-tahn-tot-ehn-na-nom-6/nv.olp

“6 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bị bệnh tiểu đường”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools