vĐồng tin tức tài chính 365

Sầu riêng Bình Phước- Liên kết theo chuỗi sản phẩm để xuất khẩu

2023-09-20 07:33

Sầu riêng đang là cây trồng mang lại giá trị cao đối với người dân canh tác nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Theo Vietnam+, việc thực hiện canh tác bài bản theo Tiêu chuẩn GAP, quản lý bằng mã số vùng trồng và liên kết theo chuỗi sản phẩm để xuất khẩu nông sản, đang là những cách làm mà người nông dân trồng sầu riêng tại Bình Phước thực hiện.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Phước cho hay hiện nay trên địa bàn có hơn 5.300ha trồng sầu riêng, sản lượng đạt khoảng 14.850 tấn. Diện tích sầu riêng tập trung tại các huyện Bù Đăng, Phú Riềng, Bù Gia Mập và Lộc Ninh, với cơ cấu giống Dona chiếm 61%; Ri6 31%; chín hóa 5%, giống khác 4,3%.

“Người trồng sầu riêng trên địa bàn Bình Phước đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến, các công nghệ cao ứng dụng vào sản xuất như tưới nước tiết kiệm bằng phương pháp phun sương, nhỏ giọt; bón phân qua hệ thống tưới nhỏ giọt; sử dụng năng lượng mặt trời để tưới cây; dùng máy bay không người lái phun thuốc bón phân, thu hoạch; ứng dụng công nghệ số để ghi lại lịch sử sản xuất của từng cây trồng… đã và đang mang lại hiệu quả cao trong quá trình canh tác sầu riêng," đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Phước cho biết.

Kinh tế - Sầu riêng Bình Phước- Liên kết theo chuỗi sản phẩm để xuất khẩu

Đến nay toàn tỉnh Bình Phước có hơn 1.000ha sầu riêng được Chứng nhận Tiêu chuẩn GAP. Ảnh minh họa: HOÀNG GIÁP/ báo Thanh Niên

Theo trang TTĐT của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Phước, đến nay toàn tỉnh có 1.015,1 ha sầu riêng được chứng nhận tiêu chuẩn GAP. Trong đó có 831,1 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP và 184 GlobalGAP. Cấp 17 mã số vùng trồng với diện tích 1.015,1 ha. Ngoài ra, nước nhập khẩu Trung Quốc đã kiểm tra trực tuyến cho 25 vùng trồng sầu riêng với diện tích 645,9 ha đang chờ kết quả.

Hiện nay, công tác giám sát quản lý mã số phục vụ xuất khẩu được tiến hành định kỳ 6 tháng/lần/năm và được báo cáo về Cục Bảo vệ thực vật để thông tin cho nước nhập khẩu nhằm duy trì mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói. 95% sản lượng quả sầu riêng tươi của Bình Phước được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, còn lại tiêu thụ tại thị trường nội địa.

Hiện tỉnh có 31 chuỗi liên kết trong trồng sầu riêng; trong đó có 20 doanh nghiệp trái cây tham gia liên kết xây dựng mã số vùng trồng tại tỉnh.

Trao đổi với Vietnam+, ông Nguyễn Viết Toại, Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Nông nghiệp Hoa Lư (huyện Lộc Ninh, Bình Phước),cho biết, Công ty đã liên kết sản xuất với 10 tổ sản xuất, tổ liên kết và hợp tác xã sầu riêng trong và ngoài tỉnh Bình Phước với tổng diện tích gần 1.000ha. Hiện Công ty đã được cấp VietGAP cho gần 300ha, cấp một mã số vùng trồng đối với Hợp tác xã Thác Mơ. Ngoài ra, 3 vùng trồng tại huyện Bù Đốp là Phước Minh và Đăk Ơ với 200 ha trồng sầu riêng đang trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ cấp mã số vùng trồng

“Doanh nghiệp hỗ trợ các hộ sản xuất sầu riêng kết nối được với các cơ sở đóng gói uy tín để trái sầu riêng có giá ổn định, không bị ép giá. Từ đầu năm 2023 đến nay, doanh nghiệp đã hỗ trợ nông dân bán hơn 3.000 tấn sầu riêng tươi. Kế hoạch năm 2024 sẽ hỗ trợ nông dân tiêu thụ khoảng 10.000 tấn sầu riêng tươi," ông Toại cho biết.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp tham gia vào “chuỗi sầu riêng” cho rằng, hiện nay diện tích trồng cây sầu riêng trên địa bàn Bình Phước còn phân tán, chất lượng chưa đồng đều. Diện tích được cấp mã vùng trồng, sản xuất đảm bảo Tiêu chuẩn an toàn VietGAP, GlobalGAP còn thấp so với tổng diện tích canh tác.

Ngoài ra, cây sầu riêng là cây khó tính kén chọn đất, nước và dễ mẫn cảm thời tiết và sâu bệnh đặc biệt là bệnh nguy hiểm, khó trị. Nếu người trồng thiếu am hiểu kỹ thuật, đặc tính của cây mà trồng theo phong trào nguy cơ thiệt hại sẽ rất lớn (theo tính toán, thời gian kiến thiết cơ bản cây sầu riêng từ 4-6 năm, chi phí khoảng 250-300 triệu/ha/4 năm). Việc sử dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và ghi nhật ký còn hạn chế.

Tình trạng thiếu nước để tưới vào mùa khô, ngập úng mùa mưa vẫn còn xảy ra; chưa có giải pháp tối ưu để hạn chế rụng trái, sượng trái, cháy múi làm giảm chất lượng sầu riêng; Cắt bán trái chưa đủ độ chín vẫn còn xảy ra để kịp đủ hàng dẫn đến kém chất lượng.

Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh thao túng giá cả, chưa thực hiện đúng hợp đồng ký kết còn xảy ra nhiều mà nguy cơ thiệt hại vẫn thuộc về người dân nhiều hơn.

Năng lực quản lý vùng trồng của hợp tác xã còn hạn chế, các thành viên chưa thực sự đoàn kết để cùng sản xuất lượng hàng lớn, cùng quy trình để xuất khẩu; Tình trạng các thành viên trong hợp tác xã, tổ hợp tác tự ý bán ngoài hợp đồng chung của tập thể khi giá cao hơn.

Để phát triển bền vững, hiệu quả cây sầu riêng phải có sự liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị; duy trì và đảm bảo đáp ứng Tiêu chuẩn tối thiểu VietGAP và nâng dần Tiêu chuẩn GAP để cạnh tranh sản phẩm, tìm kiếm nhiều thị trường mới Tiêu chuẩn GAP cao hơn, tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Bên cạnh đó, để chuỗi liên kết bền vững, ổn định lâu dài, doanh nghiệp thu mua, liên kết cần minh bạch thông tin, chia sẻ lợi ích giá trị phù hợp giữa các khâu từ sản xuất đến xuất khẩu tránh thiệt thòi cho người sản xuất. Ngoài ra, cần liên kết chặt chẽ, hỗ trợ người trồng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để cùng chinh phục thị trường khó tính hơn đem lại giá trị cao hơn.

Do lợi nhuận từ cây sầu riêng cao nên diện tích sầu riêng tăng nhanh. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo nông dân cần lựa chọn cơ sở bán giống uy tín, đúng chất lượng công bố và có hợp đồng cam kết tính đúng giống như công bố được cơ quan ngành xác nhận.

Báo Công Thương dẫn báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, trong 8 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng tới 57,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 3,45 tỷ USD. Sầu riêng, xoài, thanh long, chuối là những sản phẩm đóng góp kim ngạch lớn nhất cho ngành hàng rau quả Việt Nam. 

Đặc biệt, xuất khẩu sầu riêng đã lập kỷ lục mới về kim ngạch khi cán mốc 1,2 tỷ USD trong 8 tháng, chiếm 30% trong tổng kim ngạch rau quả. 

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, xuất khẩu sầu riêng đã tăng mạnh liên tục từ cuối năm 2022 đến nay và tăng đột biến trong tháng 5 và 6, với giá trị thu về lần lượt là 332 và 375 triệu USD do đây là chính vụ thu hoạch sầu riêng ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. 

Sang tháng 7, sầu riêng xuất khẩu thu về gần 154 triệu USD, giảm 60,5% so với tháng 6 vì qua cao điểm thu hoạch sầu riêng, sản lượng không có nhiều. Tuy nhiên, bước sang tháng 9, sầu riêng thu hoạch rộ tại khu vực Tây Nguyên, nơi có diện tích trồng lớn nhất cả nước. Thời điểm này, chỉ có Việt Nam có sầu riêng tươi cung cấp cho thị trường thế giới nên mặt bằng giá khá cao.

Trao đổi với Tiền Phong, lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT cho rằng, tiềm năng xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam hiện còn rất lớn. Ngành sầu riêng được quy hoạch trở thành mặt hàng xuất khẩu tỷ USD quan trọng.
Tuy nhiên, sầu riêng Việt Nam hiện được ví như “chàng trai tí hon” mới vào sân chơi đã đấu với một người khổng lồ. Do đó, để phát triển bền vững, Bộ NN&PTNT sẽ siết quản lý chất lượng, mã số vùng trồng và mã số cơ sở. Thời gian tới, nếu bộ và cơ quan chuyên ngành nông nghiệp phát hiện trường hợp cá nhân, tổ chức nào vi phạm, hoặc có tần suất vi phạm nhiều lần sẽ bị thu hồi mã số. Bộ sẽ tập trung đầu tư vào quy hoạch xây dựng các vùng trồng chất lượng cao.

Minh Hoa (t/h)

Xem thêm: lmth.681726a-uahk-taux-ed-mahp-nas-iouhc-oeht-tek-neil-couhp-hnib-gneir-uas/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sầu riêng Bình Phước- Liên kết theo chuỗi sản phẩm để xuất khẩu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools