vĐồng tin tức tài chính 365

Tin tức thế giới 24-9: Trong lá thư ông Kim gửi ông Tập; Ông Biden tiêm thêm vắc xin COVID-19

2023-09-24 07:32
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm của ông Tập tới Bình Nhưỡng, ngày 21-6-2019 - Ảnh: KCNA

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm của ông Tập tới Bình Nhưỡng, ngày 21-6-2019 - Ảnh: KCNA

Ông Kim Jong Un gửi thư cho ông Tập Cận Bình

Ngày 24-9, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã gửi thư cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong thư, ông Kim Jong Un bày tỏ mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Trung Quốc.

Bức thư nhằm đáp lại lời chúc mừng mà ông Tập Cận Bình gửi cho ông Kim Jong Un, nhân dịp Quốc khánh Triều Tiên 9-9. Chủ tịch Trung Quốc bày tỏ sẵn sàng tăng cường liên lạc chiến lược và hợp tác với Triều Tiên.

"Tôi tin rằng mối quan hệ hợp tác và hữu nghị Triều Tiên - Trung Quốc sẽ phát triển vững chắc, phù hợp với yêu cầu của thời đại mới và mong muốn của nhân dân hai nước", ông Kim nói trong bức thư gửi ngày 21-9.

Chiến sự Ukraine - Nga

* Ngoại trưởng Nga nói đề xuất khôi phục thỏa thuận ngũ cốc chưa thực tế. Ngày 23-9, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã có phát biểu sau một tuần ngoại giao tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ), nơi mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng tham dự.

Trên diễn đàn, ông Lavrov nói rằng mặc dù Nga không bác bỏ những nỗ lực của LHQ nhằm khôi phục thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen, nhưng đề xuất chưa thực tế.

Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen do LHQ làm trung gian vào tháng 7-2022 đã mở ra lối đi cho ngũ cốc Ukraine, qua đó hạ giá thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, Nga đã rút khỏi thỏa thuận này vào tháng trước vì cho rằng hoạt động xuất khẩu của họ không được bảo đảm.

Đề xuất gần đây nhất của LHQ gửi cho Nga là vào tháng trước. Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres vạch ra 4 biện pháp mà tổ chức này có thể tiến hành ngay lập tức nếu Nga đồng ý nối lại thỏa thuận.

"Chúng tôi đã giải thích với tổng thư ký tại sao các đề xuất của ông ấy không hiệu quả. Chúng tôi không bác bỏ chúng. Chúng đơn giản là không thực tế. Chúng không thực hiện được", ông Lavrov nói.

Ông Lavrov cũng nói với báo giới rằng kế hoạch hòa bình 10 điểm do Kiev thúc đẩy là "hoàn toàn không khả thi".

* Giáo hoàng Francis nói các nước đang "chơi đùa" với Ukraine. Theo Giáo hoàng, một số nước ban đầu cung cấp vũ khí cho Ukraine, sau đó rút lại các cam kết.

Giáo hoàng đưa ra nhận xét khi đang trên máy bay trở về sau chuyến đi tới thành phố cảng Marseille của Pháp. Theo Giáo hoàng, "dường như lợi ích trong cuộc chiến này không chỉ liên quan đến vấn đề của hai nước Ukraine - Nga, mà còn liên quan đến việc bán vũ khí".

"Bây giờ một số quốc gia đang muốn rút, không muốn cung cấp vũ khí cho Ukraine", Giáo hoàng nói ngày 23-9.

Khi được yêu cầu làm rõ, người phát ngôn Vatican Matteo Bruni cho biết Giáo hoàng Francis không có lập trường về việc các quốc gia nên tiếp tục gửi hay ngừng gửi vũ khí đến Ukraine.

Một số quốc gia, bao gồm cả Mỹ, phải đối mặt với áp lực chính trị nội bộ trong việc ngừng hẳn hoặc cắt giảm chi tiêu cho vũ khí gửi đến Ukraine.

Chào mừng khách quý

Không quân Pháp và Không quân Hoàng gia Anh biểu diễn bay qua Tháp Eiffel ở Paris, ngày 20-9-2023, trong buổi lễ chào đón Vua Anh Charles III trong ngày đầu tiên của chuyến thăm cấp nhà nước tới Pháp - Ảnh: AFP

Không quân Pháp và Không quân Hoàng gia Anh biểu diễn bay qua tháp Eiffel ở Paris, ngày 20-9-2023, trong buổi lễ chào đón Vua Anh Charles III trong ngày đầu tiên của chuyến thăm cấp nhà nước tới Pháp - Ảnh: AFP

Bạo lực ở Pháp

* Hàng chục ngàn người đã tuần hành ở Pháp ngày 23-9, nhằm phản đối bạo lực của cảnh sát. Cuộc tuần hành trên toàn quốc diễn ra chưa đầy 3 tháng sau vụ cảnh sát bắn chết một thanh niên, khởi đầu cho cuộc bạo loạn kéo dài hơn một tuần ở Paris và các nơi khác.

Tại Paris ngày 23-9, người dân ở mọi lứa tuổi giương cao các biểu ngữ như: "Chấm dứt bạo lực nhà nước", "Đừng tha thứ hoặc lãng quên" hoặc "Luật pháp giết người"…

Những người biểu tình nhắm đến điều 435-1 của bộ luật an ninh nội bộ, được ban hành vào năm 2017, cho phép lực lượng pháp luật và trật tự nổ súng trong trường hợp nghi phạm từ chối tuân thủ.

Các công đoàn cho biết khoảng 80.000 người đã tham gia các cuộc biểu tình trên khắp nước Pháp, trong đó có 15.000 người ở Paris, nhưng Bộ Nội vụ đưa ra con số 31.300 người, trong đó có 9.000 người ở Paris.

* Pháp góp 150 triệu USD chống đói nghèo. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 23-9 đã công bố cam kết trị giá 150 triệu USD cho Quỹ phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFAD). Đây là khoản cam kết lớn nhất của một chính phủ.

IFAD có trụ sở tại Rome, thuộc LHQ, có chức năng giải quyết tình trạng nghèo đói ở các vùng nông thôn của những nước đang phát triển.

Nhà lãnh đạo Pháp đưa ra thông báo qua video tại Lễ hội Công dân toàn cầu ở công viên Trung tâm New York (Mỹ).

Ông Macron nói: "Chúng ta phải cùng nhau chiến đấu chống lại nghèo đói, biến đổi khí hậu và vì đa dạng sinh học. Đây là lý do tại sao chúng tôi cũng muốn tham gia".

Tổng thống Mỹ tiêm vắc xin COVID-19 tăng cường

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiêm vắc xin COVID-19 cập nhật và vắc xin cúm - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiêm vắc xin COVID-19 cập nhật và vắc xin cúm - Ảnh: REUTERS

Bác sĩ riêng của tổng thống Mỹ, ông Kevin O'Connor, cho biết ông Biden đã tiêm một liều vắc xin COVID-19 cập nhật và một liều vắc xin ngừa cúm hằng năm.

Theo ông O'Connor, ông Biden mong muốn bản thân sẽ làm tấm gương cho việc tiêm vắc xin.

Tuần trước, cơ quan chức năng Mỹ đã cấp phép cho phiên bản cập nhật của vắc xin COVID-19 của Pfizer và Moderna. Vắc xin mới thích ứng tốt hơn với các biến thể của vi rút đang lưu hành.

Cơ quan chức năng cũng khuyến nghị người Mỹ từ 60 tuổi trở lên tiêm vắc xin phòng vi rút hợp bào hô hấp RSV gây viêm phổi.

* Báo động dịch cúm gia cầm bùng phát nhanh tại Nam Phi. Nước này đang phải đối mặt với tình trạng cúm gia cầm tồi tệ nhất kể từ đầu năm.

Tuyên bố của nhà sản xuất Quantum Foods (ngày 22-9) cho biết công ty này đã thiệt hại gần 2 triệu con gà vì dịch bệnh. 

Trước đó, một nhà sản xuất lớn khác - Astral Foods (ngày 21-9) cũng nhận định: “Dịch cúm gia cầm bùng phát là đợt bùng phát tồi tệ nhất mà Nam Phi từng chứng kiến” và “đã gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung trứng thực phẩm ra thị trường và dự kiến nguồn cung thịt gia cầm vào chuỗi giá trị có thể bị ảnh hưởng tiêu cực trong những tháng tới".

Tin tức thế giới 23-9: Nga nói Ukraine và châu Âu sẽ xung đột ngày càng nhiều hơnTin tức thế giới 23-9: Nga nói Ukraine và châu Âu sẽ xung đột ngày càng nhiều hơn

Nga nói xung đột giữa Ukraine và châu Âu là 'không tránh khỏi'; Tổng thống Ba Lan tìm cách hạ nhiệt tranh chấp ngũ cốc với Ukraine; Ông Zelensky cảm ơn viện trợ của Canada... là một số tin tức thế giới đáng chú ý ngày 23-9.

Xem thêm: mth.19204206042903202-91-divoc-nix-cav-meht-meit-nedib-gno-pat-gno-iug-mik-gno-uht-al-gnort-9-42-ioig-eht-cut-nit/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tin tức thế giới 24-9: Trong lá thư ông Kim gửi ông Tập; Ông Biden tiêm thêm vắc xin COVID-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools