Đánh giá sản phẩm là một trong những tính năng có mặt những ngày đầu trên Amazon, giúp người dùng dựa vào đó để xác định chất lượng và tính xác thực của sản phẩm thông qua những bài bình luận và chấm điểm bằng số sao.
Trong bối cảnh nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng hơn 57% vì đại dịch, số lượng các đánh giá giả trên nền tảng này cũng tăng vọt hơn 70%. Tuy nhiên, độ xác thực của các đánh giá này hiện khiến nhiều người mua phải quan ngại.
"Hệ thống đánh giá giờ không còn đáng tin cậy. Trước khi dịch bệnh xảy ra, mức trung bình các bài đánh giá giả trên Amazon là 30% nhưng giờ con số này đã tăng lên 35 - 40%", anh Saoud Khalifah - nhà sáng lập và CEO công ty Fakespot nói.
Rất nhiều sản phẩm trên Amazon đang có những đánh giá không trung thực. Ảnh: Bloomberg
Những mánh khóe thường xuất hiện trên các mạng xã hội như Facebook. Vào tháng 7, các chuyên gia của đại học California ở Los Angeles và Đại học Nam California công bố nghiên cứu cho thấy, trung bình có hơn 20 nhóm trên Facebook được tạo ra mỗi ngày, để kết nối các doanh nghiệp với những người sẵn sàng đánh giá sản phẩm.
Mỗi nhóm có trung bình 16.000 thành viên, thực hiện khoảng hơn 560 bài đăng mỗi ngày. Doanh nghiệp sẵn sàng tặng sản phẩm và trả tiền thù lao, khoảng hơn 6 USD (hơn 140.000 đồng) cho một đánh giá tích cực.
Không chỉ thực hiện đánh giá tích cực, những hội nhóm Facebook này còn nhận cả các dịch vụ đánh giá tiêu cực đối với các bài đăng của đối thủ trên Amazon.
Theo các chuyên gia, những bài đánh giá giả sẽ thúc đẩy doanh số bán các sản phẩm không an toàn, đồng thời làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh của những người buôn bán hợp pháp. Cuối năm 2019, Nike và một số nhãn hàng nổi tiếng đã quyết định ngừng bán sản phẩm trên Amazon do tác động bởi các đánh giá "không trung thực".
Phía Amazon khẳng định thường xuyên kiểm duyệt các bài đánh giá từ người dùng bằng trí tuệ nhân tạo AI và đội ngũ kiểm duyệt giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, để liên tục phân tích các bài đánh giá của 600 triệu sản phẩm đang được bán trên nền tảng hàng tuần là thách thức không hề nhỏ, ngay cả với gã khổng lồ công nghệ như Amazon.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Xem thêm: mth.11255125180900202-nozama-ut-neid-iam-gnouht-nas-nert-aig-aig-hnad-pagn-nart/et-hnik/nv.vtv