vĐồng tin tức tài chính 365

Từ vụ giám đốc công ty bảo vệ chĩa súng vào tài xế: Sử dụng 'công cụ hỗ trợ' thế nào thì hợp pháp?

2020-09-09 07:25

Chiều 7/9, VKSND TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đã phê chuẩn Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Bắc Ninh đối với Nguyễn Văn Sướng (SN 1968, Giám đốc Công ty dịch vụ bảo vệ Hàm Long) về hành vi "Đe dọa giết người" theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự.

Ông Sướng trước đó sử dụng công cụ hỗ trợ là khẩu súng ngắn nhãn hiệu RG 88 chĩa thẳng vào tài xế xe tải để đe dọa vì mâu thuẫn tham gia giao thông.

Sử dụng công cụ hỗ trợ phải tuân thủ nguyên tắc công việc, quy định pháp luật

Theo luật sư Quách Thành Lực (Đoàn luật sư Hà Nội), tại phụ lục số II Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2019/TT-BCA ngày 18/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an xác định loại súng nhãn hiệu RG88 là súng bắn đạn cao su, hơi cay, đạn nổ, đạn nhựa thuộc "Danh mục công cụ hỗ trợ".

Súng có chiều dài thân súng 159mm, trọng lượng súng 580g, cỡ đạn 9×22 mm, tầm bắn hiệu quả 5- 25m, băng tiếp đạn 7 viên, sử dụng đạn hơi cay, cao su, nổ uy hiếp. Loại súng này do nước Đức sản xuất, có thể bắn pháo hiệu trong trường hợp khẩn cấp, được chế tạo bằng thép tinh luyện bền chắc.

Luật sư phân tích thêm, về việc cấp phép, quản lý, sử dụng "công cụ hỗ trợ" được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20/6/2017.

Cụ thể, "công cụ hỗ trợ" là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp.

Những đối tượng như doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ thuộc nhóm được trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ nhưng phải được cơ quan công an có thẩm quyền cấp giấy phép.

Việc sử dụng công cụ hỗ trợ phải tuân thủ nguyên tắc phục vụ cho công việc của người được trang bị, phù hợp với nội dung giấy phép. Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật.

Từ vụ giám đốc công ty bảo vệ chĩa súng vào tài xế: Sử dụng công cụ hỗ trợ thế nào thì hợp pháp? - Ảnh 2.

Khẩu súng của ông Sướng bị cảnh sát thu giữ.

Chủ doanh nghiệp bảo vệ có thể đối mặt bản án 7 năm tù

Theo dõi vụ việc, ông Sướng khai do bị chèn ép, không cho phép vượt xe, ông này đã sử dụng "công cụ hỗ trợ" là khẩu súng để đe dọa tài xế xe tải, đây là hành động không phù hợp quy định pháp luật.

Để xác định hành vi của ông Sướng có phải là hành vi đe dọa giết người hay không? luật sư Lực cho rằng, cơ quan điều tra cần phải xác minh các yếu tố: "thái độ, mong muốn, ý chí của người này có phải dọa giết người hay không, công cụ sử dụng có đủ yếu tố thực tế thực hiện việc dọa giết người, lời lẽ sử dụng khi đe dọa giết người…"

Và hành vi đe dọa giết người được coi là tội phạm khi có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc này sẽ được thực hiện và được xác minh thông qua các yếu tố: tâm lý, lời khai của người bị hại có thực sự lo sợ, đủ yếu tố lo sợ hành vi giết người hoàn toàn có thể thực hiện được từ phía người đe dọa.

Để đánh giá người bị đe dọa có phải ở trong tình trạng tâm lý như vậy hay không, cần phải dựa vào những tình tiết như: "Nội dung và hình thức đe dọa; thời gian, địa điểm cũng như hoàn cảnh cụ thể khi hành vi đe dọa xảy ra; tương quan giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa; thái độ và những xử sự cụ thể của người bị đe dọa sau khi bị đe dọa…"

Trong vụ việc này, luật sư Quách Thành Lực cho rằng lời khai, thái độ tâm lý của người bị hại có yếu tố quyết định việc ông Sướng có dấu hiệu phạm tội đe dọa giết người hay không, để từ đó có thể khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Tại Điều 133, Bộ luật hình sự quy định tội "đe dọa giết người" bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc có thể bị phạt tối đa 7 năm tù giam.

Xem thêm: mth.38935425180900202-pahp-poh-iht-oan-eht-ort-oh-uc-gnoc-gnud-us-ex-iat-oav-gnus-aihc-ev-oab-yt-gnoc-cod-maig-uv-ut/nv.ahos

Comments:0 | Tags:No Tag

“Từ vụ giám đốc công ty bảo vệ chĩa súng vào tài xế: Sử dụng 'công cụ hỗ trợ' thế nào thì hợp pháp?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools