Doanh nghiệp lớn phá sản tăng nhanh ở Mỹ
Chánh Tài
(TBKTSG Online) – Cơn suy thoái kinh tế do tác động của đại dịch Covid-19 đã buộc hàng chục doanh nghiệp lớn của Mỹ nộp đơn xin bảo hộ phá sản trong mùa hè này. Nhưng đây chỉ mới là phần nổi của tảng băng vì danh sách doanh nghiệp đang chờ phá sản còn khá dài.
Chuỗi bách hóa 118 tuổi đời, JCPenney, với 840 cửa hàng ở Mỹ, nộp đơn xin bảo hộ phá sản hồi tháng 5 khi đại dịch Covid-19 buộc công ty này phải đóng cửa hàng loạt cửa hàng. Ảnh: Getty |
Số doanh nghiệp phá sản chưa chạm đỉnh
Chuỗi bán lẻ thời trang Brooks Brothers, Công ty cho thuê xe Hertz, chuỗi nhà hàng California Pizza Kitchen và CEC Entertainment, công ty mẹ của chuỗi 555 nhà hàng và trung tâm giải trí Chuck E. Cheese, nằm trong danh sách đang gia tăng của những doanh nghiệp lớn ở Mỹ gục ngã trong cuộc khủng khủng hoảng sức khỏe. Họ chỉ là một lát cắt tiêu biểu của những doanh nghiệp nộp đơn ra tòa, xin bảo hộ phá sản theo chương 11 từ mùa hè này.
Bất chấp các gói giải cứu kinh tế chưa có tiền tệ từ Cục Dự trữ liên bang (Fed) và Quốc hội Mỹ, số vụ phá sản của các doanh nghiệp lớn ở Mỹ trong tháng 7 và tháng 8 tăng 244% so với cùng kỳ năm ngoái, theo báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng đầu tư Jefferies. |
Một số công ty, chẳng hạn JCPenney, chuỗi bách hóa 118 tuổi đời, đã tìm được các nhà đầu tư mua lại tài sản để cứu vãn hoạt động kinh doanh và thoát khỏi cảnh phá sản. Nhưng một số doanh nghiệp lớn khác như hai chuỗi cửa hàng bách hóa Lord & Taylor và Century 21, ngừng hoạt động vĩnh viễn.
Các vụ nộp đơn xin bảo hộ phá sản trên là lời nhắc nhở rằng dù sự hồi phục đang diễn ra trên Phố Wall và thị trường nhà đất của Mỹ, đại dịch Covid-19 đã giánh một đòn nặng nề, gây tác động dai dẳng đối với hàng loạt công ty, người lao động và cổ đông của họ.
“Có rất nhiều công ty đang tổn thương. Chúng tôi đang làm việc 24/7”, luật sư Joseph Acosta, đối tác ở hãng luật Dorsey & Whitney, chuyên tư vấn phá sản doanh nghiệp, nói.
Một loạt các doanh nghiệp nộp đơn xin bảo hộ phá sản trong những tháng gần đây như Sur La Table, hãng sản xuất dụng cụ nhà bếp cao cấp, Chesapeake Energy, công ty tiên phong trong cơn bùng nổ dầu đá phiến của Mỹ.
Chẳng bất ngờ khi một số ngành chịu tác động nặng nề nhất trong đại dịch Covid-19 đang chứng kiến số đơn xin phá sản tăng mạnh nhất. Chẳng hạn, số đơn xin phá sản trong ngành hàng không ở Mỹ đang tăng 110% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này ở ngành dầu khi và giải trí tăng lần lượt 45% và 22%, theo dữ liệu của Jefferies.
Thế nhưng, các chuyên gia tư vấn phá sản cho rằng đây có thể chỉ mới là phần nổi của tảng băng.
“Số doanh nghiệp phá sản thậm chí chưa chạm đỉnh và sẽ xuất hiện rõ một khi chính phủ dừng các gói cứu trợ”, luật sư Joseph Acosta ở hãng luật Dorsey & Whitney, nói.
Tính đến cuối tháng 8, số đơn xin phá sản của các doanh nghiệp lớn, có số nợ từ 500 triệu đô la trở lên, ở Mỹ tăng 120% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Ngân hàng Jefferies. Chỉ riêng trong tháng 5 và tháng 6, có 34 doanh nghiệp như vậy xin phá sản.
Công ty Chesapeake Energy, nhà sản xuất dầu đá phiến lớn thứ hai của Mỹ, nộp đơn xin bảo hộ phá sản sau khi ghi nhận lỗ ròng 8,3 tỉ đô Mỹ trong quí 1. Ảnh: The Deep Dive |
Sóng sốt nhờ chương trình giải cứu của chính phủ
Tuy nhiên, Jefferies cho biết số doanh nghiệp phá sản tổng thể, bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa, không tăng so với năm ngoái. Điều này một phần là do nhiều doanh nghiệp nhỏ đang kẹt tiền, không đủ sức thuê luật sư để làm thủ tục đơn xin bảo hộ phá sản. “Chi phí thuê luật sư tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp rất lớn", Acosta cho biết.
Ken Usdin, nhà phân tích của Jefferies cho biết có nhiều yếu tố khác giúp số doanh nghiệp nhỏ phá sản không tăng, bao gồm những chương trình cho phép doanh nghiệp hoãn trả nợ của các ngân hàng lớn và chương trình hỗ trợ trả lương cho người lao động của chính phủ.
Nếu không có chương trình giải cứu khổng lồ của chính phủ Mỹ, số doanh nghiệp phá sản ở Mỹ có thể cao hơn nhiều so với con số hiện nay. Gói kích thích kinh tế trị giá hàng ngàn tỉ đô la của chính phủ My đã cung cấp sự hỗ trợ tài chính trực tiếp cho người tiêu dùng và những khoản vay có thể miễn trả cho các doanh nghiệp và hàng chục tỉ đô la cho các hãng hàng hàng không.
Fed đã giảm lãi suất về mức zero và bơm hàng ngàn tỉ đô la vào hệ thống tài chính để ‘mở khóa’ các thị trường tín dụng đang đóng băng. Nhờ vậy, các doanh nghiệp như Công ty du thuyền Carnival, vốn đang gặp khó khăn trong việc huy động tài chính, có thể vay tiền trên thị trường với các điều khoản hợp lý.
Thậm chí, lần đầu tiên, Fed mua trái phiếu doanh nghiệp bao gồm những trái phiếu hạng ‘rác’ (không thể đầu tư)
Theo Fitch Ratings, chỉ tính riêng trong tháng 8, các doanh nghiệp Mỹ bán được hơn 40 tỉ đô la trái phiếu hạng ‘rác’, tăng hơn gấp bốn lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng trị giá trái phiếu hạng rác do các doanh nghiệp Mỹ phát hành đã gần chạm mức kỷ lục 281 tỉ đô la Mỹ được huy động vào năm 2012.
Tỷ lệ vỡ nợ trái phiếu hạng ‘rác’ sẽ tăng
Tin tốt là tiền huy động được từ phát hành trái phiếu đã giúp một số doanh nghiệp Mỹ, vốn đang bên bờ vực phá sản, trả nợ. Trong tháng 8, giá trị trái phiếu có nguy cơ vỡ nợ trong danh sách theo dõi của Fitch Ratings đã giảm 49% so với mức đỉnh của tháng 4, xuống còn 26,7 tỉ đô la.
Tin xấu là Fitch Ratings dự báo vỡ nợ trái phiếu hạng ‘rác’ ở Mỹ sẽ tăng có thể tăng cao lên mức 8% trong năm 2021, so với mức chỉ 2,4% trong năm 2018. Công ty xếp hạng tín dụng này cho biết chuỗi rạp phim AMC Entertainment,
Công ty xây dựng nhà ở Hovnanian Enterprises và Công ty Party City (điều hành chuỗi cửa hàng bán lẻ đồ tranh trí, phụ kiện, đồ uống cho lễ tiệc) nằm trong số nhà phát hành trái phiếu hạng ‘rác’ đáng lo ngại nhất. Acosta nhận định với môi trường bất ổn từ nền kinh tế, cuộc khủng hoảng sức khỏe cho đến bầu cử tổng thống Mỹ, các doanh nghiệp Mỹ sẽ càng khó khăn để huy động tiền.
Ngân hàng Jefferies dự báo số đơn xin bảo hộ phá sản ở Mỹ sẽ tăng tốc trong thời gian tới vì các ngân hàng cho biết họ sẽ siết chặt tín dụng doanh nghiệp. Nhiều ngân hàng lớn gồm JPMorgan Chase, Citigroup, Bank of America đã trích lập dự phòng hàng chục tỉ đô la Mỹ cho những khoản cho vay có nguy cơ vỡ nợ.
Các khoản cho vay thương mại rủi ro cao đang chiếm 14% tổng dư nợ ở hai ngân hàng M&T Bank và Fifth Third Bancorp, cao nhất trong số các ngân hàng có vốn hóa lớn. Các khoản cho vay như vậy chiếm 10% tổng dư nợ ở
Các ngân hàng Wells Fargo Truist Financial, US Bancorp (USB) và Key Corp, theo báo cáo của Ngân hàng Jefferies
Theo CNN
Xem thêm: lmth.ym-o-hnahn-gnat-nas-ahp-nol-peihgn-hnaod/861803/nv.semitnogiaseht.www