vĐồng tin tức tài chính 365

Dự báo 4 mẫu hình hành vi người tiêu dùng sẽ tái định hình thị trường FMCG

2020-09-13 16:25

Thay vào đó, người tiêu dùng (NTD) chịu tác động bởi 4 mô hình mới về hành vi và kinh tế xã hội đang hình thành. 

Phụ thuộc vào sự suy giảm kinh tế, lạm phát, sinh kế cá nhân và những lo ngại về chăm sóc sức khỏe, các mô hình này bao gồm:

(1) Tái thiết lập Giỏ hàng;

(2) Tái thiết lập Lối sống tại nhà;

(3) Tái thiết lập Động lực mua sắm

(4) Tái thiết lập Khả năng chi tiêu.

Đây không chỉ trở thành động lực tiêu dùng chính mà còn định hình trạng thái tương lai của ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG.

Dự báo 4 mẫu hình hành vi người tiêu dùng sẽ tái định hình thị trường FMCG - Ảnh 2.

Mô hình những hệ quả của COVID-19 trong tương lai.

1. Tái thiết lập Giỏ hàng

Nielsen dự đoán NTD sẽ bắt đầu tái ưu tiên những gì chọn lựa trong giỏ hàng của họ và sự điều chỉnh này ở phạm vi rộng phản ánh một sự tái thiết lập chi tiêu tiêu dùng căn bản. Khi đo lường thị trường khắp khu vực ĐNÁ, các ngành hàng FMCG chính như thức uống có cồn (-9%), chăm sóc sức khỏe (-3%), chăm sóc cá nhân (-5%) và nước giải khát (-8%) đã chứng kiến sự sụt giảm doanh số so với cùng kỳ năm ngoái (tính đến cuối tháng 6/2020). 

Nielsen cho rằng những xu hướng này phản ánh dấu hiệu NTD xem xét kỹ lưỡng và giảm thiểu chi tiêu do tác động của đại dịch. Hành vi tích trữ hàng hóa không kéo dài đến tháng 3 & tháng 4 thể hiện sự giảm liên quan giữa tin tức về lây nhiễm COVID-19 với doanh số FMCG tăng đột biến trước đó. Điều này cũng dự báo giỏ hàng FMCG đang được tái thiết lập và người tiêu dùng sẽ xem xét kỹ lưỡng hơn các sản phẩm FMCG họ cho là thiết yếu trong thời gian sắp tới.

"Khi phản ứng của NTD tách ra khỏi vòng quay của tin tức, những thành phần chính trong giỏ hàng mua sắm hàng ngày đã và đang chịu tác động bởi suy giảm kinh tế và sự chuyển đổi của lực lượng lao động", ông Scott McKenzie, trưởng bộ phận Nielsen Intelligence Unit toàn cầu cho biết. Điều này sẽ thay đổi cách thức và địa điểm mà người tiêu dùng tiếp tục dự trữ hàng hóa trong bối cảnh COVID-19. 

Cũng theo ông McKenzie, "Các quyết định sẽ được dung hòa dựa trên thói quen mua sắm lâu đời với thực tại mới ngày nay, nơi mà các ưu tiên về giá trị và sức khỏe cạnh tranh song song nhau."

2. Tái thiết lập Lối sống tại nhà

Một sự dịch chuyển khác nữa của NTD mà Nielsen dự đoán sẽ định hình lại thị trường FMCG là lối sống tại nhà gia tăng. Thói quen "Tự làm mọi việc" và nhu cầu trải nghiệm thương hiệu tại nhà vẫn tồn tại ngay cả khi kết thúc hạn chế xã hội và các cửa hàng mở cửa lại tại nhiều thị trường ĐNÁ.

Tại Philippines, 24% NTD đã thay đổi lựa chọn về kích thước bao bì với mong muốn tìm kiếm sản phẩm FMCG phù hợp với lối sống ở nhà nhiều hơn. Tại các thị trường Châu Á, người tiêu dùng tiếp tục thể hiện sự ưu tiên tiêu dùng tại nhà, trong đó thực phẩm và sữa được tiêu thụ mạnh mẽ tại các thị trường như Singapore (tăng 42,6% so với năm ngoái), Philippines (tăng 11,4%) và Malaysia (tăng 6,8%). 

Dự báo 4 mẫu hình hành vi người tiêu dùng sẽ tái định hình thị trường FMCG - Ảnh 3.

Phản hồi về hành vi của người tiêu dùng do tái thiết lập Lối sống tại nhà.

Tại Malaysia, NTD lựa chọn tự nhuộm tóc tại nhà làm tăng doanh số bán thuốc nhuộm tóc lên 22,8% trong khi ở Singapore, thực phẩm đóng gói đông lạnh chế biến tăng đến 113,7%. Tại Việt Nam, 82% người tiêu dùng cho biết sẽ giảm tiêu thụ bên ngoài, dẫn đến doanh thu tăng cao của các ngành hàng như sợi ăn liền (tăng 14,1%), xúc xích tiệt trùng (tăng 17,9%), thực phẩm chế biến món ăn (tăng 7,4%) và mayonnaise (tăng 31%).

"Các công ty nhanh nhạy nắm bắt xu hướng này sẽ thành công trong việc đồng cảm với các mối quan tâm hiện tại của NTD về việc tiêu dùng sáng tạo, có ý thức về chi phí và an toàn. NTD sẵn sàng làm việc chân tay để mang lại trải nghiệm sản phẩm an toàn cho ngôi nhà của họ. Vì vậy, các công ty có thể nắm bắt được cơ hội này bằng cách mang đến những sản phẩm tự làm tại nhà với giá phải chăng, dễ tiếp cận và có thương hiệu.", ông Nguyễn Anh Dzũng, Giám đốc cấp cao, bộ phận Đo lường Bán lẻ, Nielsen Việt Nam chia sẻ.

3. Tái thiết lập Động lực mua sắm

Người tiêu dùng có thể nhanh chóng xác định lại tầm quan trọng và ý nghĩa thật sự của các mặt hàng FMCG khi mua sắm. Theo nghiên cứu từ Nielsen phối hợp với The Conference Board, 83% NTD tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói rằng họ cắt giảm chi tiêu trong Quý 2/2020 (so với 73% trong quý 4/2019 trước thời kỳ đại dịch). 

Trong số những NTD được khảo sát đã thay đổi chi tiêu, hơn 30% cho biết họ chi tiêu ít hơn cho các bữa ăn mang đi, giải trí, du lịch và quần áo mới. Nielsen cũng dự báo rằng NTD sẽ tìm đến các sản phẩm tiêu dùng nhanh với những sự "xa xỉ nho nhỏ" để thỏa mãn những nhu cầu mới giải trí nổi lên và lấp đầy khoảng trống về sự hạn chế.

Phân tích một vài ví dụ điển hình từ Mỹ cho thấy lối sống và cách NTD giải trí mang đến một sự tiềm năng về việc chi trả cao hơn cho các sản phẩm FMCG như cách bù đắp cho những bữa ăn tối bên ngoài hay các kỳ nghỉ không còn được diễn ra an toàn nữa. Những người tiêu dùng Mỹ đã đi du lịch nước ngoài trong 3 năm qua có khả năng mua bánh mì thủ công cao hơn 21% và có khả năng mua sushi cao hơn 11% so với những người Mỹ bình thường. 

Tương tự, những người Mỹ đã ghé nhà hàng trong 12 tháng qua có khả năng mua phô mai cho bữa tiệc cao hơn 15% và mua hỗn hợp đồ uống có cồn cao hơn 10% so với người Mỹ bình thường. Tại Đông Nam Á, đã có những tín hiệu về nhu cầu mạnh mẽ đối với các ngành hàng FMCG có thể hưởng lợi từ xu hướng mới nổi này. Singapore chứng kiến sự tăng trưởng doanh số ở một số phân khúc chính trong tháng 6 bao gồm đồ ăn nhẹ (tăng 25%) và thức uống có cồn (tăng 15%).

4. Tái thiết lập Khả năng chi trả

Với thu nhập khả dụng ít hơn trong ví tiền, NTD sẽ tìm cách tối ưu giỏ hàng,m họ ưu tiên nhu cầu về sức khỏe và giá trị. Hơn 1/3 (36%) người tham gia khảo sát trên toàn cầu đã nhận thấy sự giảm sút các chương trình khuyến mãi ở các cửa hàng và các nhà bán lẻ cũng xác nhận điều này. Nielsen cũng chứng kiến mức sụt giảm lịch sử đối với các hoạt động kích cầu thương mại ở nhiều nước khác nhau. 

Sự ưu tiên về kênh mua sắm cũng thay đổi như một tiêu chuẩn mới trong tâm trí của NTD. Tại Malaysia, các siêu thị nhỏ ngày càng trở nên quan trọng với doanh số bán hàng tăng gần 18% trong tháng 6/2020 (so với 9% năm ngoái) vì các cửa hàng này mang đến khả năng tiếp cận gần nhà cho nhu cầu mua tạp hóa hàng ngày với mức giá mong muốn so với các cửa hàng lớn ở xa. Tại Việt Nam, tính đến tháng 6/2020, kênh bán hàng hiện đại ghi nhận sự tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm ngoái (tăng 13% doanh số bán hàng so với năm ngoái) với số lượng cửa hàng gia tăng (tăng 35% số lượng cửa hàng), dẫn đầu là hình thức siêu thị mini (tăng 51%).

"Khi NTD trở nên sáng suốt hơn trong quyết định mua hàng của họ, các công ty FMCG cần phải suy nghĩ về việc cung cấp những sản phẩm phù hợp với ưu tiêu của NTD, đơn giản hóa việc mua sắm đa kênh và nâng cao trải nghiệm mua sắm trong thực tế mới", Vaughan Ryan nhận xét.

Dự báo 4 mẫu hình hành vi người tiêu dùng sẽ tái định hình thị trường FMCG - Ảnh 4.

Hành vi mua sắm của người tiêu dùng dựa trên tái thiết lập về "Khả năng chi trả".

Hậu quả của COVID-19 trong tương lai

Nghiên cứu "Tái thiết lập hành vi do COVID-19" của Nielsen dự đoán rằng người tiêu dùng đã giảm bớt phản ứng với các chu kỳ tin tức về tỷ lệ lây truyền coronavirus đang diễn ra hoặc gia tăng và đã thiết lập lại hành vi mua hàng FMCG trên cơ sở tác động của cơ cấu, điều kiện kinh tế và mức thu nhập cố định trong tương lai. Dựa trên bốn mô hình mới nổi về hành vi NTD có thể giúp dự đoán các động lực dẫn đến quyết định mua hàng thời kỳ đại dịch trong tương lai. 

Qua đó giúp xác định và dự đoán hành vi mua sắm trong tương lai của những người chi tiêu 'khó khăn' và 'tiết chế'. Những người chi tiêu khó khăn là những người sẽ chi tiêu để tồn tại do tác động trực tiếp đến thu nhập của COVID-19, trong khi những người chi tiêu tiết chế có thể điều chỉnh theo tình huống (hoặc thận trọng cho tương lai) mặc dù thu nhập của họ vẫn không thay đổi do đại dịch. 

Nghiên cứu này sẽ hỗ trợ các thương hiệu FMCG, điều hòa thói quen của người tiêu dùng theo cách bình thường mới và hiểu được động cơ mua sắm sản phẩm dựa trên nhu cầu mới nổi của họ cũng như kỳ vọng từ các thương hiệu. Hơn nữa, nghiên cứu này sẽ giúp các nhà bán lẻ và nhà sản xuất hiệu chỉnh lại các chiến lược nhằm định hướng phục hồi và tái tạo trong tương lai sau đại dịch COVID-19.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Xem thêm: mth.90910612131900202-gcmf-gnourt-iht-hnih-hnid-iat-es-gnud-ueit-iougn-iv-hnah-hnih-uam-4-oab-ud/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Dự báo 4 mẫu hình hành vi người tiêu dùng sẽ tái định hình thị trường FMCG”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools