vĐồng tin tức tài chính 365

Phải sớm số hóa dữ liệu đất đai

2020-09-18 09:35
Phải sớm số hóa dữ liệu đất đai - Ảnh 1.

Người dân làm thủ tục hồ sơ nhà đất tại UBND quận 10, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Ông Mai Văn Phấn - phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và môi trường (TN&MT) - khẳng định như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ về việc minh bạch thông tin liên quan đến quy hoạch đất đai trong công tác quản lý. Ông Phấn nói: Các địa phương vẫn đang trong quá trình xây dựng, chỉ mới có 3 địa phương là Đồng Nai, Vĩnh Long và Bến Tre đã hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và công khai trên hệ thống cổng thông tin của sở TN&MT địa phương hoặc trên cổng thông tin của UBND cấp huyện.

* Những thông tin nào người dân, doanh nghiệp có thể tra cứu trên cổng thông tin điện tử của sở TN&MT các địa phương, thưa ông?

- Với những địa phương đã hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, đã số hóa và công khai như Đồng Nai, Vĩnh Long và Bến Tre, người dân và doanh nghiệp có thể tra cứu các thông tin dữ liệu về thửa đất gồm diện tích, kích thước thửa đất; thông tin về tính pháp lý của thửa đất, đã được cấp sổ đỏ hay chưa; thông tin về thửa đất đó có nằm trong khu bị quy hoạch hay ngoài quy hoạch...

Những thông tin chi tiết về chủ sử dụng đất là bí mật tài sản theo Bộ luật dân sự, chỉ khi được phép của chủ sử dụng đất mới được cung cấp. Với những địa phương khác, do đang trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu, mới chỉ đưa cơ sở dữ liệu dưới dạng số hóa theo từng gói dữ liệu, xây dựng xong đến đâu thì đưa lên công khai tới đó. Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn chưa số hóa dữ liệu, chỉ có dữ liệu đất đai trên giấy.

* Ngoài vấn đề tài chính, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại các địa phương có gặp vướng mắc nào không?

- Để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, ngoài việc đáp ứng các quy định về quy chuẩn và mô hình, vấn đề chính phụ thuộc vào yếu tố đầu tư của địa phương. Về quy chuẩn và mô hình cơ sở dữ liệu đất đai, Bộ TN&MT đã ban hành rồi, vấn đề còn lại là tổ chức triển khai ở các địa phương.

Thực tế cho thấy địa phương nào đầu tư mạnh, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai sớm hoàn thành, còn đầu tư "nhỏ giọt" thì mới chỉ làm được ở một số huyện, xã. Do vậy, Bộ TN&MT vừa tiếp tục có văn bản đề nghị các địa phương ưu tiên nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai bởi đây là dữ liệu nền, khi hoàn thành số hóa sẽ có đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế, tiết kiệm được thời gian, chi phí cho xã hội.

Phải sớm số hóa dữ liệu đất đai - Ảnh 2.

Ông Mai Văn Phấn

* Do dữ liệu đất đai chưa được số hóa và công khai, người dân đang gặp nhiều khó khăn khi muốn tra cứu thông tin, nhất là khi có chuyện phôi sổ đỏ giả, làm giả sổ đỏ, sổ hồng...?

- Bộ TN&MT đã ban hành quy chế quản lý rất chặt chẽ với phôi sổ đỏ và sổ hồng, từ quá trình sản xuất phôi đến quá trình phát hành phôi sổ đỏ, sổ hồng về các địa phương. Do đó, nếu các địa phương quản lý chặt chẽ sau khi tiếp nhận, chắc chắn không có tình trạng phôi thật trôi nổi ở bên ngoài.

Tuy nhiên, khi giao dịch một tài sản có giá trị lớn như đất đai hay nhà cửa, người dân cần phải kiểm tra về tính pháp lý của thửa đất, sổ đỏ hay sổ hồng thông qua hệ thống dịch vụ của các cơ quan nhà nước nhằm tránh rủi ro. Giải pháp tốt nhất là mua bán, chuyển nhượng các tài sản này phải qua hệ thống công chứng, hệ thống của các văn phòng đăng ký đất đai.

Nguồn cung ít do thủ tục kéo dài

Thông tin từ Sở Xây dựng TP.HCM cho biết trong 7 tháng đầu năm nay chỉ mới có 17 dự án được xác nhận đủ điều kiện bán, cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai, gồm 12 dự án căn hộ (với 4.961 căn hộ) và 5 dự án nhà phố, biệt thự. Theo các chủ dự án, những ách tắc trong các khâu thủ tục hành chính khiến cơ hội kinh doanh của nhiều dự án bị trôi qua, trong khi giá nhà ở khó giảm vì gánh thêm chi phí lãi vay trong suốt quá trình làm thủ tục dự án.

Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch HOREA, cho rằng thủ tục từ khi nhận quyết định đầu tư đến khi đủ điều kiện bán, cho thuê nhà hình thành trong tương lai tại TP.HCM kéo dài từ 3 - 7 năm, không những gây khó khăn cho các chủ dự án mà nguồn cung nhà ở trên thị trường cũng bị ảnh hưởng. Chính sách và thực thi hành chính công vụ trong lĩnh vực bất động sản tại TP.HCM đang có vấn đề khi lượng dự án được cấp phép và ra thị trường trong 3 năm qua giảm mạnh, trong khi ở các địa phương khác vẫn tăng trưởng tốt.

TRẦN MẠNH

Giao dịch bất động sản phải qua sàn

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết Luật kinh doanh bất động sản (BĐS) quy định rất rõ điều kiện để đưa BĐS vào kinh doanh như nhà ở, công trình... phải có đăng ký quyền sở hữu nhà, chứng nhận quyền sử dụng đất, không xảy ra tranh chấp... nhưng nhiều chủ đầu tư không tuân thủ, cố tình lách luật để bán nhà, huy động vốn dẫn tới tranh chấp trong các giao dịch kinh doanh mua bán nhà ở, công trình trên đất. Việc chủ dự án bán nhà trực tiếp cho người dân cũng nảy sinh nhiều bất cập, đặc biệt khi chủ dự án đói vốn.

Do đó, theo vị này, Bộ Xây dựng sẽ đề xuất Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Luật kinh doanh BĐS theo hướng quy định tất cả các giao dịch kinh doanh nhằm ràng buộc trách nhiệm của sàn kinh doanh BĐS trong việc thẩm định tính pháp lý của dự án, hàng hóa chuẩn mới được đưa lên sàn giao dịch, hạn chế những tranh chấp về pháp lý trong giao dịch mua bán BĐS. Cũng theo vị này, Luật kinh doanh BĐS 2006 từng quy định mọi giao dịch kinh doanh BĐS đều phải thực hiện qua sàn nhưng quy định này đã bị bãi bỏ trong Luật kinh doanh BĐS 2014.

B.NGỌC

Bắt giám đốc vẽ dự án Bắt giám đốc vẽ dự án 'ma', lừa đảo hàng chục tỉ đồng

TTO - Ngày 23-8, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã di lý Dương Văn Long từ Bình Dương về trụ sở để tạm giam, điều tra về hành vi lừa đảo bán dự án "ma". Long lừa đảo người mua nền đất nông nghiệp phân lô của công ty do mình làm giám đốc.

Xem thêm: mth.72804018081900202-iad-tad-ueil-ud-aoh-os-mos-iahp/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phải sớm số hóa dữ liệu đất đai”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools