Làn sóng COVID-19 thứ tư tại Việt Nam đang đặt thêm nhiều áp lực lên tuyến đầu chống dịch.
Nhu cầu cứu trợ y tế trong cuộc chiến phòng chống dịch
Theo Bộ Y Tế, tính từ ngày 27-4 đến ngày 14-9, số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 624.547 ca, trong đó TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam là nơi ghi nhận số ca nhiễm cao nhất. Tính đến sáng ngày 10-9, hơn 1.120 ca COVID-19 nặng đang thở máy và ECMO.
Tình trạng quá tải vẫn đang xảy ra tại các bệnh viện dã chiến
Tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp gia tăng áp lực lên ngành y tế. Các bệnh viện dã chiến trở nên quá tải, trong khi các y bác sĩ làm việc ngày đêm nỗ lực chiến đấu cứu sống người bệnh. Hơn thế nữa, tình trạng thiếu thốn thiết bị, vật tư y tế gây khó khăn cho việc điều trị tại các bệnh viện. Những vấn đề bức thiết hàng đầu nêu trên cho thấy sự chung tay của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong công cuộc phòng, chống dịch là hết sức cần thiết.
Những giải pháp cứu trợ thiết thực
Các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng mọi nguồn lực để tạo ra những giải pháp cho nhu cầu cứu trợ y tế mới. Ra đời từ lợi thế công nghệ, SOSmap và Zalo Connect hỗ trợ kết nối những nhà hảo tâm với những trường hợp gặp khó khăn. Người dân có thể vào website SOSmap.net hoặc ứng dụng Zalo, điền các thông tin cần hỗ trợ và sau đó được đội nhóm vận hành kết nối với các các tổ chức, trong đó có các đơn vị y tế uy tín. Một nền tảng công nghệ khác nổi lên thời gian gần đây là “Giúp tôi!”, với khả năng huy động mạng lưới các y, bác sĩ hỗ trợ bệnh nhân nhẹ tại các điểm nóng thông qua tư vấn trực tuyến.
Ngoài các phương tiện công nghệ, điểm mấu chốt của xu hướng cứu trợ đại dịch thời gian qua là các nguồn cung vật tư y tế cho tuyến đầu. Với mô hình ATM oxy, Hội Doanh nhân trẻ và Thành đoàn TPHCM đã triển khai 24 trạm đổi bình oxy miễn phí ở tất cả quận, huyện trên địa bàn thành phố. Ngoài việc hỗ trợ các ca F0 tại nhà, sắp tới ATM oxy sẽ hỗ trợ đổi bình oxy miễn phí cho các bệnh viện với số lượng dự kiến là 5.000 - 10.000 bình.
TCPVN trao tặng xe cấp cứu cho BV quận 11, TP.HCM
Mới đây, Công ty TCPVN, văn phòng quốc tế đầu tiên tại Việt Nam của Tập đoàn TCP (T.C.Pharma), chủ sở hữu thương hiệu nước tăng lực Red Bull và Warrior đến từ Thái Lan, đã đóng góp 1 tỉ đồng, gần tương đương 1 container tạo oxy cho Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam, đồng thời trang bị xe cứu thương cho Bệnh viện Quận 11, TP.HCM để tăng cường hỗ trợ cho công tác chăm sóc bệnh nhân.
Hàng ngàn thùng nước tăng lực Warrior, Red Bull và Red Bull KTD đã được TCPVN gửi đến Bộ tư lệnh TP.HCM cũng như các y bác sĩ và lực lượng tuyến đầu chống dịch COVID-19 tại TP.HCM và 18 tỉnh, thành phía Nam.
Ông Phạm Quốc Dũng, Giám đốc Bệnh viện quận 11 cho biết bệnh viện đang trực tiếp chăm sóc hơn 200 người bệnh và hàng ngày trung bình nhận thêm hơn 20 ca cấp cứu về COVID-19. Bên cạnh đó, Bệnh viện quận 11 còn hỗ trợ cho các bệnh viện dã chiến lân cận, khu cách ly và những ca mắc trong cộng đồng.
Theo ông Dũng, những nỗ lực từ các doanh nghiệp, điển hình như Công ty TCPVN cùng chính phủ nhằm giảm tải y tế đã giúp công tác chăm sóc y tế trở nên hiệu quả hơn rất nhiều, đặc biệt thông qua ứng dụng công nghệ và quyên góp xe cứu thương, bình oxy.