vĐồng tin tức tài chính 365

Nhiều rào cản để Trung Quốc vào được CPTPP

2021-09-20 03:57

Việc Trung Quốc chính thức nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP trong tuần qua khiến truyền thông và chuyên gia nước này rất lạc quan. Global Times đánh giá, động thái trên đã củng cố "vị trí dẫn đầu trong thương mại toàn cầu" của Bắc Kinh và khiến Mỹ "ngày càng bị cô lập".

Giới quan sát nước ngoài thì bình luận, việc Trung Quốc xin trở thành thành viên CPTPP dẫn đến tình huống trớ trêu rằng, một khối thương mại ban đầu được thiết kế để nâng cao vai trò lãnh đạo của Mỹ nhằm đối trọng với Trung Quốc, nhưng giờ thì Trung Quốc muốn vào và Mỹ đã rút ra.

Từ trước đến nay, các nước thành viên luôn khẳng định rằng, CPTPP "là một hiệp định rộng mở và bao trùm, đồng thời hoan nghênh các bên cùng chí hướng tham gia". Nhưng khi có ngỏ lời từ Trung Quốc, một số cũng có phản ứng khác nhau. Nhật Bản, Chủ tịch CPTPP năm nay cho biết sẽ xem xét liệu Trung Quốc có đáp ứng được các tiêu chuẩn rất cao của hiệp định. Trong khi Australia bước đầu tỏ ý phản đối và nêu ra loạt điều kiện để xem xét.

Nhưng việc gia nhập CPTPP không chỉ có rào cản từ ý chí của các lãnh đạo các nước thành viên. Về mặt kỹ thuật, việc Trung Quốc muốn gia nhập cũng sẽ phải giải quyết khá nhiều vấn đề xoay quanh khung tiêu chuẩn. Hiệp định này được thiết kế bao gồm các tiêu chuẩn cao vượt xa việc xóa bỏ thuế quan. Nó bao gồm cả các quy định hướng dẫn tiếp cận thị trường, quyền lao động và mua sắm của chính phủ.

Đại diện 11 nước thành viên chụp hình lưu niệm tại buổi ký kết CTPP ở Santiago, Chile ngày 8/3/2018. Ảnh: AFP

Đại diện 11 nước thành viên chụp hình lưu niệm tại buổi ký kết CTPP ở Santiago, Chile ngày 8/3/2018. Ảnh: AFP

Về lý thuyết, Trung Quốc có thể chấp nhận các điều khoản nghiêm ngặt của CPTPP như một điều kiện cần thiết để gia nhập. Một số nhà phân tích, đặc biệt là ở Trung Quốc, đã lập luận rằng đây sẽ là một cách để bắt đầu những cải cách trong nước, một động lực tương tự quá trình Trung Quốc gia nhập WTO.

Tuy nhiên, một số yêu cầu của CPTPP sẽ thách thức quan điểm điều hành của nước này. Ví dụ, các tiêu chuẩn cao hơn về quyền lao động trong CPTPP buộc phải công nhận quyền của người lao động được thành lập các công đoàn độc lập. Tương tự, các quy định tương đối nghiêm ngặt của CPTPP về trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước, "dòng chảy tự do" của dữ liệu và mở các thỏa thuận mua sắm chính phủ cho cạnh tranh nước ngoài cũng sẽ thách thức Trung Quốc.

"Trung Quốc can thiệp vào thị trường thông qua các doanh nghiệp nhà nước - điều này trái ngược với cách thức hoạt động của nền kinh tế thị trường tự do. Nhiều thành viên CPTPP đã bày tỏ sự dè dặt về việc liệu Trung Quốc có thể đáp ứng các tiêu chuẩn của hiệp định hay không", một nguồn tin chính phủ giấu tên của Taipei Times tiết lộ.

Đã có một số hoài nghi rằng, Trung Quốc đang tìm cách "pha loãng" các tiêu chuẩn cao này thông qua quá trình trở thành thành viên của mình - hay nói một cách hoa mỹ hơn là "rút ruột CPTPP từ bên trong". Tờ Nikkei xác nhận có những lo ngại về việc khi Trung Quốc gia nhập, họ có thể cố gắng "bẻ cong" các quy định. Nhưng vẫn chưa rõ liệu các thành viên khác có chấp nhận điều đó hay không. Thái độ của Nhật Bản và Australia mới đây cũng cho thấy họ khó lòng đồng ý hạ chuẩn cho CPTPP.

Có thể không có nhiều nhu cầu về việc chấp nhận "pha loãng" CPTPP để hiệp định phù hợp hơn với Trung Quốc, đơn giản vì gần như tất cả thành viên của khối đã có các thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh. Nhiều thành viên của CPTPP cũng là thành viên của RCEP, một hiệp định thương mại lớn khác đã được ký kết gần đây bao gồm Trung Quốc.

Các thành viên CPTPP gồm Australia, Brunei, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Singapore và Việt Nam đều có hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc thông qua RCEP. Và do đó, họ có thể không muốn thay đổi tiêu chuẩn CPTPP chỉ để có thêm Trung Quốc. Tương tự như vậy, Chile và Peru đều đã có FTA song phương với Trung Quốc.

Chỉ còn Canada và Mexico, là không chồng lấn với RCEP. Tuy nhiên, hai nền kinh tế này lại có một thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada (USMCA), được đàm phán lại dưới thời chính quyền Trump. Điều đặc biệt ở chỗ, thỏa thuận này có một điều khoản được cài cắm sẵn, yêu cầu bất kỳ thành viên nào trong số ba thành viên phải thông báo cho những người khác nếu họ muốn tham gia đàm phán thương mại với một "nền kinh tế phi thị trường". Nếu không, bất kỳ đối tác nào khác sau đó đều có thể đơn phương rút khỏi USMCA.

Nhiều nhà quan sát - bao gồm cả truyền thông nhà nước Trung Quốc - tin rằng điều khoản này được ông Trump thiết kế rõ ràng để ngăn Canada và Mexico ký FTA với Trung Quốc. Vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng điều khoản đó sẽ áp dụng như thế nào đối với các cuộc đàm phán thương mại đa phương, nhưng nó sẽ khiến Canada và Mexico rất cân nhắc khi xem xét việc Trung Quốc trở thành thành viên CPTPP.

"Nếu điều khoản đó áp dụng cho các hiệp định thương mại tự do đa phương như CPTPP - mà Mexico và Canada là thành viên - thì đó có thể là nguyên nhân khiến hai nước phản đối tư cách thành viên của Trung Quốc", nguồn tin của Taipei Times đánh giá.

Bà Shannon Tiezzi, Tổng biên tập tờ The Diplomat bình luận, với những trở ngại lớn, việc Trung Quốc xin gia nhập CTPP có thể phải chờ thời gian dài để xử lý, và cũng có khi là mãi mãi. Trước mắt, động thái này có giá trị mang tính biểu tượng, chứng minh Trung Quốc cam kết đối với thương mại tự do và các thỏa thuận đa phương. Nhưng nếu Trung Quốc không thực sự sẵn sàng đàm phán và chấp nhận các yêu cầu của CPTPP, tính biểu tượng đó sẽ dần biến mất.

Trung Quốc không phải là lựa chọn duy nhất để CPTPP mở rộng. Anh cũng đang đàm phán để gia nhập khối. Indonesia, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia. Đài Loan cũng muốn góp mặt.

Chính quyền Đài Bắc hôm thứ sáu (17/9) cho biết đang theo dõi phản ứng của các quốc gia thành viên CPTPP và tiếp tục tiến hành tham vấn không chính thức với các quốc gia thành viên trước khi nộp đơn chính thức. Trong khi, Mỹ không có bất kỳ động thái nào hướng tới việc tái gia nhập, ngay cả dưới thời chính quyền mới của Biden.

Phiên An (tổng hợp)

Xem thêm: lmth.5568534-pptpc-coud-oav-couq-gnurt-ed-nac-oar-ueihn/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhiều rào cản để Trung Quốc vào được CPTPP”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools