vĐồng tin tức tài chính 365

Thiếu hụt gần 93.000 tỉ đồng đầu tư hạ tầng hàng không

2021-10-05 06:57

Bộ GTVT đang lấy ý kiến các địa phương về đề án định hướng huy động nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng các cảng hàng không. Theo Bộ GTVT, nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không (CHK) của Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 271.364 tỉ đồng trong khi ngân sách Nhà nước chỉ đáp ứng khoảng 65,8% nhu cầu. Nguồn vốn thiếu hụt cho nhu cầu đầu tư ước tính lên tới hơn 92.800 tỉ đồng.

Giảm áp lực về vốn cho Nhà nước

Hàng không sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân hơn với đường bộ và đường sắt bởi nhu cầu về phát triển hàng không ngày càng lớn, đặc biệt là các điểm đang được mở rộng như: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ… Tuy nhiên, việc đầu tư sẽ như thế nào để đảm bảo nhu cầu hài hoà giữa Nhà nước và lợi ích nhà đầu tư.

Theo các chuyên gia, việc huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không không phải là vấn đề mới. Thời gian qua, ngành hàng không đã thực hiện huy động thông qua phương thức góp cổ phần, liên doanh liên kết, doanh nghiệp tư nhân để đầu tư các công trình dịch vụ chuyên ngành hàng không. Tuy nhiên, việc huy động nguồn vốn xã hội đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng hàng không như: Đường cất/hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay; nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa… chưa được thúc đẩy mạnh mẽ cũng như chưa có quan điểm phù hợp dẫn đến việc thực hiện còn nhiều vướng mắc, bất cập.

Cùng với đó, chi phí đầu tư hạ tầng hàng không lớn nhưng khả năng thu hồi vốn không cao nên chưa hấp dẫn nhà đầu tư; nhà đầu tư chỉ tập trung thực hiện đầu tư tại một số công trình có nguồn thu cao, không áp dụng mô hình toàn cảng như CHK quốc tế Vân Đồn nên chưa phát huy hết hiệu quả và giảm áp lực gánh nặng về vốn cho Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước.

Đại diện Bộ GTVT cho biết, theo lộ trình huy động nguồn vốn đến năm 2023 sẽ hoàn thành cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật về nhượng quyền đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng các cảng hàng không. Năm 2026, hoàn thành thí điểm nhượng quyền đầu tư, khai thác cảng hàng không quốc tế Cần Thơ.

Theo Bộ GTVT, cảng hàng không quốc tế Cần Thơ có tiềm năng phát triển, nhưng đến nay vẫn chưa phát huy hiệu quả nên cần phải có phương thức quản trị mới, hiện đại, năng động để có thể hấp dẫn hành khách đi và đến, chia sẻ cho CHK quốc tế Tân Sơn Nhất, phục vụ phát triển kinh tế xã hội khu vực BĐSCL. Dự kiến đến năm 2030, nâng tỉ trọng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không theo phương thức PPP, phương thức nhượng quyền đầu tư, khai thác và phương thức đầu tư trực tiếp tại các CHK của Việt Nam từ 20,5% lên 24,9%.

Trao đổi với Báo Lao Động, PGS-TS Nguyễn Hồng Thái - Phó Trưởng khoa Vận tải Kinh tế, Trưởng bộ môn Quản trị Kinh doanh Trường Đại học GTVT cho rằng, từ 1.1.2021 Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đã được áp dụng, đây là hành lang pháp luật dưới dạng luật, có tính chất ổn định và lâu dài. Nhu cầu hàng không ngày càng phát triển, nhu cầu hàng không so với số dân đi lại của thế giới và khu vực vẫn còn thấp do đó thị trường còn rất lớn, trong lúc chúng ta đang quá tải về hạ tầng hàng không. Do đó, các sân bay đều phải mở rộng và TPHCM đang xây dựng sân bay mới Long Thành và Hà Nội đang triển khai xây dựng sân bay thứ 2… để tăng năng lực khai thác.

Xã hội hoá để thu hút nguồn vốn tư nhân

Tại đề án, Bộ GTVT nêu rõ các bước triển khai, trong đó đầu tiên là hoàn thiện hệ thống luật pháp, cụ thể là điều chỉnh, bổ sung Luật Quản lý sử dụng tài sản công, Luật PPP để quy định rõ hình thức đầu tư, cách thức lựa chọn nhà đầu tư nhượng quyền đầu tư, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng. Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng Công ty cảng Hàng không (ACV) thành lập công ty con quản lý CHK quốc tế Cần Thơ và thực hiện hạch toán độc lập trước khi chuyển đại diện chủ sở hữu công ty cho Bộ GTVT.

Ông Vũ Thế Phiệt - Tổng Giám đốc ACV cho hay, việc huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế để tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hàng không nhằm tạo bước đột phá, thúc đẩy tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, thúc đẩy liên kết vùng thực hiện “mục tiêu kép” là hướng đi đúng.

Cụ thể, mô hình đầu tư CHK quốc tế Vân Đồn đã mở ra một hướng đi mới, đầy triển vọng, đóng góp cho sự phát triển của ngành hàng không dân dụng Việt Nam. Việc xây dựng Đề án để triển khai thực hiện là cần thiết, ACV ủng hộ chủ trương xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không sân bay.

Để quản lý và chống lãng phí tại các dự án PPP hàng không, PGS-TS  Nguyễn Hồng Thái cho rằng, cần phải nâng cao quản lý Nhà nước, xác định được nhu cầu đầu tư dự án với từng giai đoạn để đưa ra các tiêu chuẩn cho nhà đầu tư tham gia đấu thầu dự án. Vấn đề quan trọng nhất là nguồn vốn đầu tư, nếu các sân bay mới thì có những thuận lợi riêng vì nó đã nằm trong quy hoạch, tư nhân đầu tư, Nhà nước giám sát chất lượng, từ đó đưa ra mức phí và thời gian thu phí. Nhưng nếu cho tư nhân đầu tư vào những cơ sở hạ tầng hiện có, đây có thể ví như BOT đường bộ xây dựng trên nền đường cũ rồi thu phí. Do đó, cần phải xác định quy mô mở rộng và mức độ tham gia của tư nhân và cần phải có cơ chế “ăn chia”, cần phải xây dựng hợp đồng PPP cụ thể và chi tiết.

Xem thêm: odl.482069-gnohk-gnah-gnat-ah-ut-uad-gnod-it-00039-nag-tuh-ueiht/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thiếu hụt gần 93.000 tỉ đồng đầu tư hạ tầng hàng không”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools