vĐồng tin tức tài chính 365

Trở về, người tuyến đầu nhớ mãi Sài Gòn

2021-10-10 06:37
Trở về, người tuyến đầu nhớ mãi Sài Gòn - Ảnh 1.

Nhiều y bác sĩ các tỉnh thành phía Bắc đã về tới Hà Nội, bắt đầu cuộc sống “bình thường mới” với nhiều ký ức về Sài Gòn và những ngày đã qua - Ảnh: HOÀNG ANH

Họ chia sẻ thời gian qua như một chuyến công tác đặc biệt, mong Sài Gòn "đừng bình lặng nữa" và khi trở về cuộc sống "bình thường mới" sau chuyến công tác đặc biệt ấy, họ mang thêm một trái tim mang tên Sài Gòn.

Luyến lưu khi rời xa...

Sau hơn 40 ngày cùng đồng nghiệp quân y nhận nhiệm vụ ở các tổ y tế cơ động tại cộng đồng, bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn - Viện Bỏng quốc gia - mới vừa đặt chân về đến thủ đô, nơi có vợ cùng hai con đang mong ngóng từng ngày.

Anh cùng đồng đội đã lên đường trong những ngày TP.HCM đang bước vào cuộc chiến chống COVID-19 khốc liệt nhất chưa từng có với số ca mắc mới lên đến nhiều ngàn ca, hàng trăm ca tử vong mỗi ngày.

Nhận nhiệm vụ đến nhà bệnh nhân F0 test COVID-19, phát gói thuốc A, B, C, điều trị thí điểm thuốc kháng virus, bác sĩ Tuấn kể anh nhớ nhất trường hợp bệnh nhân nặng 82 tuổi dư cân, đái tháo đường, suy tĩnh mạch chi dưới, rối loạn mỡ máu. Bác sĩ Tuấn đã động viên gia đình đưa bệnh nhân vào bệnh viện điều trị, tuy nhiên gia đình kiên quyết không đồng ý.

"Vậy là trận đánh bắt đầu với sự quyết tâm của cả người bệnh, người nhà và tổ quân y. Thuốc A, thuốc B, thuốc trị bệnh nền, kháng sinh, kháng viêm, oxy, bù điện giải, đề kháng, tập thở, chăm sóc dinh dưỡng... Sau 5 ngày thì bệnh nhân có xét nghiệm âm tính nhưng bệnh nhân vẫn chưa ổn, đường huyết lại lên, cuộc chiến đấu lại tiếp tục. May mắn sau thời gian được bác sĩ chăm sóc, bệnh nhân đã khỏe mạnh trở lại. Bác sĩ thở phào, gia đình cũng thở phào" - bác sĩ Tuấn nhớ lại.

Nhưng trong cuộc chiến chống dịch khốc liệt, không phải lúc nào cũng có tin vui. Bác sĩ Tuấn nói nhớ một gia đình nọ có 3 F0, người mẹ đã có tiến triển sau điều trị nhưng sau 2 ngày bệnh nhân lại sốt, khó thở nhiều, diễn biến xấu nhanh, bác sĩ đã chỉ định chuyển viện. Mỗi ngày, bác sĩ vẫn hỏi han về tình hình bệnh nhân nhưng diễn biến bệnh ngày một xấu đi và bệnh nhân đã không qua khỏi.

Bác sĩ Tuấn chia sẻ vì đã ở cùng bà con trong những ngày đen tối ấy nên khi biết tin bác sĩ về Hà Nội, nhiều bệnh nhân hỏi thăm, chia sẻ, mong hẹn ngày gặp lại và chính như anh viết trên Facebook trong những ngày đang ở khu cách ly: "Về cách ly rồi mà lòng vẫn luyến lưu. Ở chiến dịch này, chúng tôi nhận lại được những tình cảm của bà con".

Gặp nhau ở trách nhiệm và tình thương

Gần 45 ngày đêm cùng đồng nghiệp chiến đấu tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 lớn nhất TP.HCM, bác sĩ Đậu Việt Hùng (phó trưởng khoa điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương) ví von nơi đây chẳng khác gì một "bệnh viện Liên Hiệp Quốc" thu nhỏ với lực lượng hùng hậu bác sĩ, điều dưỡng, tình nguyện viên, lực lượng hậu cần đến từ nhiều bệnh viện, nhiều tỉnh thành, nói nhiều giọng vùng miền khác nhau. 

"Các bác sĩ, nhân viên y tế đều mong muốn làm sao đưa bệnh nhân trở về cuộc sống hằng ngày, còn bệnh nhân nặng đến bệnh viện đều mong muốn được chữa khỏi bệnh, tôi nghĩ đó là hai điểm chung giao hòa chúng tôi với nhau và với các bệnh nhân" - bác sĩ Hùng bày tỏ.

Đợt đầu tiên xung phong vào "tiền tuyến", đoàn công tác của Bệnh viện Nhi Trung ương cử "dàn" bác sĩ, điều dưỡng chất lượng nhất về chuyên ngành hồi sức cấp cứu. 

Tại TP.HCM, họ cùng đoàn bác sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115 đảm đương nhiệm vụ ở tuyến cuối cùng. Đây là nơi cam go, khốc liệt nhất thu dung bệnh nhân F0 nặng, rất nặng và nguy kịch, giúp hồi sinh sự sống cho bệnh giữa lằn ranh sinh tử.

Mới đầu các bác sĩ, điều dưỡng Viện Nhi cũng hơi ngộp vì vốn quen với việc chữa bệnh, cười âu yếm nhìn các em nhỏ, trong khi ở Bệnh viện hồi sức COVID-19 điều trị cho người lớn. Hầu hết bệnh nhân đến đây phải đặt nội khí quản, thở máy nên không còn tỉnh táo. 

Với vai trò trưởng đoàn, tôi luôn phải dặn dò thành viên trong đoàn "phải làm việc như đang ở Viện Nhi", tận tình chăm sóc, động viên bệnh nhân vượt cửa tử.

Sau hàng tháng trời cùng thành phố chống dịch, các y bác sĩ tiếp tục trở về với công việc thường nhật cũng vất vả, gian lao không kém. Nhưng những tháng ngày chống dịch vừa qua thật khó quên. 

Trên trang cá nhân, một bác sĩ nhi khoa Bệnh viện Bạch Mai đã đưa hình ảnh bác sĩ trở về Hà Nội, xe đi qua Hồ Gươm mà xúc động rưng rưng. Dù còn phải thực hiện cách ly ít ngày nhưng nhiều bác sĩ chia sẻ họ đã hoàn thành chuyến công tác đặc biệt và đã được về lại với thành phố của mình, nơi làm việc của mình, với gia đình và những người thân của mình trong ít ngày nữa.

Bác sĩ Đức Hùng (Bệnh viện Bạch Mai) kể rằng lần trước khi đi chống dịch gần 2 tháng ở Bắc Giang, khi về đến nhà thì bất ngờ vì quạt máy vẫn chạy. 

"Thật may là không bị cháy" - bác sĩ Hùng nói. Lần này trước lúc lên đường vào Nam chống dịch, bác sĩ đã cẩn thận tắt hết thiết bị điện, thu dọn thực phẩm, thế mà ngày trở về túi củ đậu và khoai lang đều đã mọc mầm, nhà dày thêm một lớp bụi.

Anh nói sẽ mất một ít thời gian để dọn dẹp mọi thứ trở về trật tự của cuộc sống bình thường. "Nhưng với lần trở về này, trái tim có thêm Sài Gòn và những ngày đã qua..." - bác sĩ Hùng tâm sự.

Sài Gòn ơi, đừng bình lặng nữa!

Nói về những ngày trước khi lên đường, bác sĩ Đậu Việt Hùng cười: "Trước lúc đi các bà vợ ai mà chẳng lo lắng, nhưng tôi nói với vợ ai ai cũng có một sứ mệnh, và sứ mệnh của một bác sĩ là lên đường chống dịch, còn cô ấy mang sứ mệnh hậu phương".

Trở về cuộc sống của mình, hỏi mong muốn lúc này thì anh nói: "Tôi là con người thích bình lặng, nhưng nhìn Sài Gòn bình lặng quá thì nao lòng lắm. Vì thế không chỉ tôi mà hầu như tất cả mọi người đều mong muốn: Sài Gòn ơi, đừng bình lặng nữa!".

Cảm phục về những người bạn đồng hành

hinh nhan vat 10102021 4(read-only)

Trở về Hà Nội, bác sĩ Đậu Việt Hùng thi thoảng vẫn đọc lại những dòng tin nhắn gửi về cho vợ, "động viên ngược lại hậu phương" trong những ngày anh đang ở giữa dịch bệnh căng thẳng tại TP.HCM - Ảnh: H.THANH

Xung phong cùng đoàn công tác gồm 350 cán bộ, giảng viên, học viên Trường ĐH Y Hà Nội hỗ trợ tỉnh Bình Dương chống dịch, Đỗ Mạnh Cầm (sinh viên năm cuối Trường ĐH Y Hà Nội) xúc động nhớ đến hình ảnh nhỏ nhắn của một nữ nhân viên ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương.

"Mỗi ngày được nhìn thấy chị liên tục làm việc ở cường độ cao, gần như không ngơi nghỉ. Có những đêm trực chiến, mới thấy được rằng khi trách nhiệm của cá nhân gắn liền với sức khỏe cộng đồng thì các anh chị y bác sĩ luôn sẵn sàng quên mình cứu chữa người bệnh" - Cầm chia sẻ bài học mà bạn cảm nhận được trước khi rời khỏi giảng đường.

Trở về từ Bình Dương, hoàn thành cách ly xong là chàng sinh viên tiếp tục xông pha cùng với thành phố Hà Nội tham gia hỗ trợ công tác lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, tiêm chủng diện rộng cho người dân.

Còn bác sĩ Đậu Việt Hùng thì chia sẻ những ngày đầu ở trong bệnh viện rất nguy hiểm, nhưng bác sĩ Hùng nói anh ấn tượng nhất với đội ngũ tình nguyện viên là các sơ đảm nhận công việc dọn dẹp vệ sinh. Họ làm việc bằng cả tấm lòng của họ đối với thành phố này dù hiểm nguy rình rập từng giây từng phút.

Sự tương trợ kịp thời cho tuyến đầu chống dịchSự tương trợ kịp thời cho tuyến đầu chống dịch

TTO - Sáng 30-9, thông qua chương trình "Cùng Tuổi Trẻ chống dịch COVID-19", đại diện chương trình "Sài Gòn thương nhau" cùng Thành đoàn TP.HCM đã trao tặng 1.340 túi thuốc đến hai trung tâm y tế quận Bình Thạnh và huyện Hóc Môn.

Xem thêm: mth.88065551290011202-nog-ias-iam-ohn-uad-neyut-iougn-ev-ort/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trở về, người tuyến đầu nhớ mãi Sài Gòn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools