Sau khi quy định mới được UBND tỉnh Bình Dương ban hành tối 22-10, các quán cà phê, quán ăn... ở nơi có cấp độ dịch cấp 3 trở xuống sẽ được phép bán tại chỗ - Ảnh: BÁ SƠN
Trước đó, mặc dù Chính phủ có nghị quyết và Bộ Y tế đã có quyết định về việc "thích ứng an toàn, linh hoạt..." nhưng việc quy định chi tiết thì giao cho thẩm quyền các địa phương, nên nhiều ngày nay các cơ sở kinh doanh tại Bình Dương chờ văn bản của UBND tỉnh.
Với việc tất cả các huyện, thị xã, thành phố có cấp độ dịch hiện đang ở cấp 3 trở xuống thì theo quy định "thích ứng an toàn, linh hoạt..." được UBND tỉnh Bình Dương ban hành, từ ngày 22-10, các nhà hàng, quán ăn, chợ truyền thống sẽ được hoạt động, cho phép bán tại chỗ. Các cơ sở này vẫn phải có phương án phòng chống dịch, thiết lập điểm kiểm dịch, quét mã QR, tuân thủ 5K...
Đối với các loại hình dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, karaoke, quán bar, rạp chiếu phim, tập luyện thể thao trong nhà (phòng gym)... cũng được phép hoạt động trở lại nhưng có điều kiện và giới hạn số lượng (thông thường là khoảng 30% công suất nếu ở vùng có cấp độ dịch ở cấp 3).
Việc quy định cụ thể đối với các dịch vụ nguy cơ lây nhiễm cao được giao cho Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Bình Dương hướng dẫn. Tối 22-10, sở này đã có văn bản hướng dẫn cụ thể của từng loại hình dịch vụ này tương ứng với từng cấp độ dịch.
Đối với hoạt động của các nhà máy, cơ sở sản xuất trong và ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, UBND tỉnh Bình Dương tiếp tục quy định các cơ sở được tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về việc hoạt động trở lại nhưng phải có phương án phòng chống dịch gửi cơ quan quản lý nhà nước để hậu kiểm.
Cấp độ dịch theo từng huyện, thị xã, thành phố tại Bình Dương. Theo công bố mới nhất, từ ngày 21-10, cả 9 đơn vị cấp huyện đều có cấp độ dịch từ cấp 3 trở xuống - Nguồn: Sở Y tế
Lĩnh vực hiện đang bị hạn chế nhiều nhất và đang được quan tâm là hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp. Theo quy định mới của UBND tỉnh Bình Dương, chỉ ở các địa phương ở cấp độ 1 thì mới cho phép hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp (nghĩa là học sinh được tới trường, không phải học online). Còn các vùng cấp độ dịch cấp 2, 3.... đều phải hoạt động hạn chế.
Theo Sở GD-ĐT tỉnh Bình Dương, trước đây dự kiến khoảng 500.000 học sinh các cấp trong địa bàn tỉnh sẽ trở lại trường từ cuối tháng 10-2021. Nhưng thời hạn đến trường của học sinh phải chậm lại, có thể vào nửa cuối tháng 11-2021, phụ thuộc vào việc Bộ Y tế cho phép tiêm vắc xin cho học sinh 12-18 tuổi trước khi cho các em trở lại trường.
Cấp độ dịch sẽ được cập nhật thường xuyên
Từng là địa phương có số ca nhiễm COVID-19 trên tỉ lệ dân số cao nhất nước (tổng cộng 227.799 ca mắc, tương đương khoảng 9% dân số, tính tới chiều 22-10) nhưng số ca phát hiện mới tại Bình Dương đã giảm cường độ so với trước. Từ chỗ hàng ngàn ca mỗi ngày xuống vài trăm ca mới mỗi ngày (số liệu trong ngày 22-10 là thêm 825 ca). Tỉ lệ tiêm vắc xin tăng lên với việc hầu hết người trên 18 tuổi đã có ít nhất 1 mũi sau 14 ngày nên các biện pháp giãn cách dần được nới lỏng.
Sau khi Bình Dương là tỉnh duy nhất có nguy cơ dịch ở cấp 3 (màu cam, nguy cơ cao), từ ngày 21-10, Sở Y tế đã công bố cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn toàn tỉnh chuyển sang cấp 2 (màu vàng, nguy cơ trung bình).
Đối với cấp huyện, thị xã, thành phố, Bình Dương hiện có 9 đơn vị. Các cấp độ dịch này sẽ được Sở Y tế tỉnh Bình Dương cập nhật, đánh giá và công bố thường xuyên. Vì vậy, quy định về mức độ hoạt động cho từng loại hình dịch vụ cũng sẽ được nới lỏng hoặc thắt chặt theo từng cấp độ dịch được công bố.
TTO - Cập nhật mới nhất của Bộ Y tế cho đến tối 19-10 cho biết đã có 55 tỉnh thành đánh giá xong cấp độ dịch, 8 tỉnh thành còn để trống chưa biết xanh hay đỏ. Tại TP.HCM, Sở Công thương đề xuất mở cửa dịch vụ ăn uống hoạt động bình thường.
Xem thêm: mth.84721023222011202-ohc-iat-nab-nauq-gnah-ohc-uad-tab-gnoud-hnib/nv.ertiout