vĐồng tin tức tài chính 365

Đừng tặng bánh khô cho người đang khát nước

2022-10-16 10:35
Đừng tặng bánh khô cho người đang khát nước - Ảnh 1.

Ông Trương Công Tuấn giúp hàng xóm là bà Nguyễn Thị Sinh (65 tuổi) lợp lại mái nhà bị bão cuốn bay - Ảnh: NHẬT LINH

Chuyện trao và nhận cũng đủ mọi cung bậc cảm xúc. Như câu chuyện hàng cứu trợ không ai nhận ở Nghệ An vừa qua gợi bao điều về chuyện này.

Nhu cầu nay đã khác

Tôi lớn lên trong tâm bão, đỉnh lũ từ những năm 1990. Hồi đó, hầu hết là nhà cấp bốn, có thêm cái gác gỗ để chất đồ đạc và giữ cho mình khô ráo mỗi khi nước tràn vào nhà. Lũ rút, bão tan, cả người lớn lẫn trẻ nhỏ đều thẫn thờ sau một quãng thời gian dọn bùn, tát nước.

Những lúc ấy, một bát cơm nóng với nước tương thôi cũng ngon đến nghẹn ngào vì gạo thường bị ngâm nước lũ, nước sạch cũng hiếm hoi, củi lửa cũng chẳng dễ nhóm. Vậy nên, mì tôm trở thành đặc sản, khô hay nước đều nuốt được. Quần áo có đôi khi chỉ còn dăm ba bộ đủ để chống chọi qua cái lạnh, rét mướt của mùa mưa dai dẳng.

Những năm 2000, người dân ai nấy cũng đều cố gắng nâng nền, xây thêm một tầng lầu để sống chung với lũ, mọi việc không còn quá khó khăn. Chúng tôi đã ít được nhận cứu trợ sau bão lũ, nhường các suất này cho vùng ngập sâu ở ven sông, cửa biển hay vùng núi ở gần thủy điện.

Đỉnh lũ năm nọ, mẹ tôi nhận về hai thùng mì gói, năm ký gạo, một chai nước mắm, một chai dầu và một túi quần áo cũ. Mẹ tôi dặn các con chúng ta dùng được thứ gì mình rất cần, còn lại thì tặng lại cho người cần hơn. 

Vì sao mẹ vẫn nhận về nhà? Với bà, việc những người xa lạ nơi xa tìm cách hỗ trợ mình là điều đáng quý nên cần trân trọng tấm lòng ấy.

Nước mắm và dầu ăn được tặng nhiều, mẹ tôi mang ra cửa hàng tạp hóa đổi lấy nước uống đóng chai trong thời gian nước giếng chưa khử khuẩn sau lũ. Mẹ đem một ít gạo đổi đèn cầy (phòng khi mất điện) và chút rau cho vào canh mì gói đổi vị. 

Sau này, mỗi lần bão lũ to, mẹ chia sẻ với bác tổ trưởng và xin phép chỉ nhận thứ mình cần thay vì nhận cả rồi loay hoay tìm người dùng hộ. Những lúc thế này người vất vả nhất là cán bộ ở phường, xã, tổ dân phố vì dễ bị lời ra tiếng vào, vừa phải lo việc nhà lẫn việc nước vừa lại phải đối diện với thử thách về lòng tham.

Thấu hiểu từ hai phía

Người đi cứu trợ vẫn nghĩ mưa lạnh, không khí ẩm ướt kéo dài hẳn người địa phương sẽ cần thêm áo quần để giữ cho đủ ấm. Nhưng thực tế, chuyện mặc bây giờ đã trở nên dễ dàng hơn trước. Và dường như phản ứng của người địa phương cũng trực tiếp hơn xưa, phù hợp thì nhận, không thì vứt bỏ. Vậy nên, việc đùm bọc nhau ngày nay cần lắng nghe và thấu hiểu từ cả hai phía.

Tôi cũng từng là người cảm thấy tức giận vì mình đang trao quà nhưng người nhận thờ ơ. Sau này tôi mới vỡ lẽ: cái người ta cần một đằng mình cho một nẻo nên cả hai đều không vui. Ai đó đã nói làm thiện nguyện thì cũng phải tâm lý và có lòng thấu hiểu, đã cứu trợ sau thiên tai thì chủ yếu huy động kinh phí, thực phẩm cần thiết. 

Như TS Đặng Hoàng Giang từng nói: "Người nhận tài trợ cũng có chân dung, có cuộc đời, có hoàn cảnh riêng. Người làm từ thiện cần coi họ là ngang hàng, cần được quan tâm chứ không phải đối tượng "phát chẩn"".

Bạn không nhất thiết phải làm điều gì đó thật to lớn, tổ chức thật hoành tráng. Bạn có thể chỉ đóng góp một khoản nho nhỏ hoặc một vài đồ dùng cần thiết cho một hộ gia đình, một khu dân cư mà ở đó họ đang thực sự cần. 

Nếu chẳng may điều bạn trao không được trân trọng thì cũng chỉ là một dấu hiệu giúp bạn dừng lại một chút để nghĩ thêm sau này nên trao gì cho thiết thực. Biết đâu họ đang khát nước mà bạn lại tặng một loại bánh quá khô?

Cần chủ động kết nối

Mấy mươi mùa bão lũ qua, tôi học được việc chủ động bày tỏ điều mình cần, không xem mình là nạn nhân của bão lũ để kêu ca. Một mái nhà bị tốc, một vườn rau đến kỳ thu hoạch bị mất trắng, một lứa heo gà sắp xuất chuồng ngạt nước mà chết... hẳn người bị thiệt hại cần hỗ trợ tài chính để làm lại từ đầu.

Ai sẽ nhìn thấy để hỗ trợ kịp thời đúng những thứ bà con cần? Chuyện này nhiều khi phải có sự chủ động từ chính bà con và các đoàn thể, chính quyền vùng thiên tai.

Sao chúng ta không tận dụng kênh liên lạc nhóm hội như trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát nhỉ?

Cán bộ của tổ dân phố, khu phố có thể kết nối, nắm rõ tình hình từ thông tin ban đầu này, việc tiến hành xác minh, kiểm tra chéo và tìm hướng hỗ trợ hợp lý cùng với các đoàn thiện nguyện, cứu trợ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Thiên tai, khó khăn thời nào chả có, chỉ cần cải tiến cách thức đồng hành cùng nhau một chút là ổn cả thôi.

Miền Trung mưa trắng trời, khẩn cấp di dời hàng chục ngàn dân khỏi nơi nguy hiểmMiền Trung mưa trắng trời, khẩn cấp di dời hàng chục ngàn dân khỏi nơi nguy hiểm

TTO - Trước tình hình mưa to gió lớn, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo các địa phương di dời hơn 37.000 người dân ở các nơi dễ xảy ra sạt lở, ngập lụt đến nơi an toàn trước bão Sơn Ca (bão số 5).

Xem thêm: mth.73031058061012202-coun-tahk-gnad-iougn-ohc-ohk-hnab-gnat-gnud/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đừng tặng bánh khô cho người đang khát nước”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools