vĐồng tin tức tài chính 365

Phạt nhiều nhưng số người vi phạm giao thông vẫn tăng?

2022-10-17 09:01

Trong tuần qua, bài viết “3 tháng cao điểm, CSGT toàn quốc xử phạt gần 800.000 trường hợp vi phạm” đã thu hút nhiều sự quan tâm của bạn đọc.

Mới đây, Cục CSGT Bộ Công an có thống kê về kết quả ba tháng thực hiện cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) (từ ngày 20-6 đến 20-9). Theo đó, lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện, xử lý 788.607 trường hợp vi phạm, phạt tiền gần 1.400 tỉ đồng. Trong đó, TP.HCM có số trường hợp vi phạm nồng độ cồn cao nhất cả nước, lên tới 15.803 trường hợp.

Phạt nhiều nhưng số người vi phạm giao thông vẫn tăng?  ảnh 1

Đội CSGT Hàng Xanh kiểm tra và xử lý vi phạm nồng độ cồn tại vòng xoay Hàng Xanh, TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG

Với số người vi phạm như thống kê, một số bạn đọc cho rằng đây là con số khá cao và cần phải có những giải pháp thiết thực để giảm thiểu tình trạng vi phạm giao thông, nhất là tình trạng vi phạm nồng độ cồn.

Bạn đọc Việt Dũng bình luận: “Tôi thấy mức phạt vi phạm giao thông hiện nay cao hơn so với trước đây rất nhiều. Thế nhưng không hiểu sao mức phạt cao đến vậy mà người vi phạm vẫn không giảm. Điều này cho thấy việc tăng mức phạt vi phạm giao thông cũng không thể quan trọng bằng ý thức của người vi phạm. Vì thế, các ngành chức năng phải có nhiều giải pháp thiết thực, kế hoạch tuyên truyền để ý thức của người tham gia giao thông được tốt hơn”.

“Từ số liệu thống kê trên, câu hỏi đặt ra là mức phạt cao tại sao nhiều người vẫn không sợ? Thứ nhất, ý thức của người tham gia giao thông quá kém. Thứ hai, người phát hiện và xử lý vi phạm chưa thật sự nghiêm hoặc có thể tình trạng mãi lộ vẫn còn. Vì thế, ngoài việc phải nộp phạt thì cần xem xét thêm quy định về hình phạt bổ sung như báo cáo hành vi vi phạm về đơn vị công tác, lao động công ích… Đồng thời, xử lý nghiêm những cán bộ CSGT nhận mãi lộ, cho qua các vi phạm giao thông” - bạn đọc Trần Anh nêu.

Quyết liệt xử lý vi phạm
giao thông

Cục CSGT Bộ Công an cho biết thời gian tới lực lượng CSGT sẽ tiếp tục duy trì và triển khai quyết liệt các giải pháp công tác bảo đảm TTATGT, nhất là xe chở quá tải trọng, quá khổ giới hạn, cơi nới thùng xe; tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Bộ Công an về xử lý tài xế vi phạm nồng độ cồn, dương tính với chất ma túy; xử lý xe quá tải…

Thông qua hoạt động nghiệp vụ, CSGT kịp thời phát hiện những tồn tại, bất cập trong công tác tổ chức giao thông, các điểm đen về tai nạn giao thông để có văn bản kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền khắc phục; trường hợp đã kiến nghị nhưng không có biện pháp khắc phục mà để xảy ra tai nạn phải phối hợp điều tra xác định nguyên nhân và xem xét trách nhiệm liên đới của các cơ quan liên quan theo quy định của pháp luật. PHAN TUYẾN

Bạn đọc Thanh Phong chia sẻ: Về giải pháp giảm vi phạm giao thông, trước đây TP.HCM và một số tỉnh đã đưa ra một số giải pháp trị “ma men”, tôi cho rằng cần thiết. Cụ thể là vận động chủ quán nhậu ký cam kết với CSGT, công an phường sẽ nhắc khách không lái xe sau khi uống rượu bia; đồng thời treo băng rôn “Không lái xe sau khi đã uống rượu bia” để khách hàng dễ nhìn thấy. Nhiều người có ý kiến cho rằng đây là việc làm gây khó cho các chủ quán, thế nhưng theo tôi, đây là việc làm cần thiết, thể hiện trách nhiệm của chủ quán đối với khách hàng của mình. Ngoài những giải pháp trên, chủ quán có thể đưa ra những ưu đãi của mình là có dịch vụ đưa khách về tận nhà… Nếu các chủ quán làm tốt trách nhiệm của mình thì tôi tin rằng những vi phạm giao thông từ nồng độ cồn sẽ giảm”.

Bạn đọc Minh Hùng nêu: “Theo tôi, để giảm tai nạn giao thông thì cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Trước tiên, cơ sở hạ tầng phải được hoàn chỉnh, gắn dải phân cách, biển báo đoạn đường nguy hiểm… Những trường hợp vi phạm hai lần trở lên, nên gửi thông báo về đơn vị công tác. Có như vậy thì may ra người vi phạm giao thông mới ngán”.

NGUYỄN HIỀN

Xem thêm: lmth.225307tsop-gnat-nav-gnoht-oaig-mahp-iv-iougn-os-gnuhn-ueihn-tahp/nv.olp

“Phạt nhiều nhưng số người vi phạm giao thông vẫn tăng?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools