vĐồng tin tức tài chính 365

Nhìn lại đà tăng 14 lần của cổ phiếu VND

2022-10-26 09:35

Cổ phiếu VND của CTCP Chứng khoán VNDirect chốt phiên 25/10 giảm sàn về 11.450 đồng/CP, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2021, và giảm tới gần 70% so với vùng đỉnh tháng 4/2022.

Có lẽ chỉ cách đây vài tháng, việc VND giảm về sát mệnh giá là viễn cảnh mà nhiều nhà đầu tư, kể cả bi quan nhất, cũng khó có thể hình dung, khi mà VND, ở nhiều thời điểm, được đánh giá là mã chứng khoán hàng đầu Việt Nam.

Giai đoạn 2020 - đầu năm 2022 chứng kiến một trong những thời kỳ điên rồ nhất trong lịch sử chứng khoán Việt Nam, khi chỉ số chính VNIndex có đà tăng không tưởng, từ mức đáy 650 điểm tháng 4/2020 lên đỉnh 1.530 điểm đầu năm nay, tương đương gấp 2,35 lần.

Động lực chính của giai đoạn uptrend này là dòng vốn ào ạt chảy vào thị trường từ nhóm nhà đầu tư cá nhân và cả doanh nghiệp, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hoành hành gây tắc ngẽn dòng vốn sản xuất kinh doanh, mặt bằng lãi suất xuống rất thấp.

Thị trường chứng khoán sôi động bên cạnh mặt tích cực, cũng kèm theo nhiều hệ luỵ, mà điển hình là tình trạng tăng vốn khống, vốn ảo, làm giá cổ phiếu, đỉnh điểm là vụ án FLC và Louis Holdings đã bị cơ quan chức năng khởi tố vào tháng 4/2022.

Tài chính - Ngân hàng - Nhìn lại đà tăng 14 lần của cổ phiếu VND

Diễn biến thị giá cổ phiếu VND. Nguồn: TradingView.

Ngày 5/9/2022, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc có Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn, ổn định thị trường chứng khoán.

Bộ trưởng yêu cầu giám sát chặt chẽ các mã chứng khoán có thanh khoản lớn, diễn biến bất thường, tăng giảm liên tiếp, đột biến, giá trị cổ phiếu không phù hợp với hình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; thanh tra, kiểm tra giám sát việc phát hành tăng vốn của các công ty đại chúng, niêm yết, đặc biệt lưu ý các công ty có hiện tượng tăng vốn nhanh.

Cùng với đó, ông Hồ Đức Phớc giao UBCKNN yêu cầu các công ty chứng khoán cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình hoạt động trong thời gian qua, đặc biệt tập trung vào các nghiệp vụ tự doanh, cấp margin, tư vấn môi giới đầu tư, bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng như tình hình tăng vốn rất mạnh trong năm 2021 và nửa đầu năm 2022.

Trong số các nhóm ngành hưởng lợi lớn nhất từ đợt uptrend 3 năm qua, chứng khoán là ngành được hưởng lợi hơn cả, với giá cổ phiếu tăng bằng lần, và cũng là nhóm tích cực tăng vốn nhất. Trong nhóm chứng khoán, CTCP Chứng khoán VNDirect là doanh nghiệp dẫn đầu ở cả 2 tiêu chí này.

Cụ thể, trong giai đoạn đáy năm 2020 tới đỉnh năm 2022, cổ phiếu VND tăng tới 14,4 lần, từ 2.500 đồng (giá sau điều chỉnh) lên 36.000 đồng. Đà tăng này vượt xa các công ty chứng khoán top đầu khác như SSI (8,9 lần), HCM (6,4 lần), VCI (12 lần), FTS (9,5 lần)...

Cùng với đó, mức vốn điều lệ cũng được tăng mạnh từ 2.204 tỷ đồng đầu năm 2020 lên 12.178 tỷ đồng hiện nay, tương đương mức tăng lên tới 5,5 lần, vượt trội so với SSI (2,9 lần), HCM (1,5 lần), VCI (2 lần), MBS (2,2 lần), SHS (3,1 lần), FTS (1,2 lần)...

Cụ thể, VNDirect giữa tháng 7/2021 đã hoàn tất phát hành 214 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1, giá 14.500 đồng/CP. Tới đầu năm nay, doanh nghiệp này tiếp tục triển khai phát hành 783 triệu cổ phần, gồm cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 80%, và phát hành mới cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1, giá 10.000 đồng/CP. Việc tăng vốn hoàn tất vào trung tuần tháng 4/2022.

Quá trình tăng vốn gần 10.000 tỷ đồng, tương ứng biên độ 550% của VNDirect có thể thấy được tiến hành rất gấp gáp chỉ trong chưa tới một năm, đi kèm với đó là các sóng tăng cổ phiếu dồn dập, sóng sau to hơn sóng trước. Nếu tính từ thời điểm công bố kế hoạch tăng vốn tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2021, thì VND đã chứng kiến biên độ tăng lên tới 5 lần, cho tới cuối tháng 12/2021.

Tài chính - Ngân hàng - Nhìn lại đà tăng 14 lần của cổ phiếu VND (Hình 2).

Công ty chứng khoán VNDirect.

Cổ phiếu nhóm chứng khoán nhìn chung bắt đầu rơi vào đà suy giảm mạnh từ cuối năm ngoái. Tuy nhiên VND sau nhịp điều chỉnh vào tháng 1/2022, đã tiếp tục được "kéo" lên, và thậm chí đạt đỉnh mọi thời đại 36.200 đồng/CP phiên 7/4/2022 - cùng thời điểm hạn cuối nộp tiền mua phát hành thêm (4/4/2022).

VND sau đó sụt rất mạnh theo đà giảm của VNIndex. Mã chứng khoán đầu ngành này đã chạm đáy 15.000 đồng/CP vào phiên 21/6, tương đương giảm tới 58% từ đỉnh, trước khi hồi phục nhẹ lên 18.550 đồng chốt phiên 23/9.

Đáng chú ý, theo quan sát của Người Đưa Tin, một lượng lớn cổ phần VND đã được mua gom vào thời điểm đầu năm 2020, khi VNIndex chạm đáy, và được phân phối mạnh mẽ ra thị trường trong 2 năm qua.

Cụ thể, tỷ lệ cổ phần tham dự ĐHĐCĐ thường niên (được xem là một thước đo tương đối mức độ pha loãng cổ phần của một doanh nghiệp) của VNDirect năm 2019 (AGM 2019) từ 60,63% lên 72% tại AGM ngày 30/6/2020.

Tuy nhiên, tới AGM vào ngày 25/4/2022, tỷ lệ này giảm mạnh về còn 53,91% - mức thấp bậc nhất trong lịch sử hoạt động của VNDirect, và về sát túc số tối thiểu hơn 50% theo quy định tại Điều lệ hiện hành; và đồng nghĩa với 46,09%, tương đương 200,5 triệu cổ phần không tham dự.

Trong khoảng thời gian này, số lượng cổ đông của VNDirect cũng tăng đột biến, từ 5.186 cổ đông ngày 31/3/2020, gấp hơn 5 lần, lên mức 26.695 vào ngày 14/4/2022, với 99,4% là nhà đầu tư cá nhân.

Xem thêm: lmth.908675a-dnv-ueihp-oc-auc-nal-41-gnat-ad-ial-nihn/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhìn lại đà tăng 14 lần của cổ phiếu VND”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools