Đồng thời khi chưa được pháp luật công nhận, ông cho rằng phải có cách xử lý thế nào cho phù hợp và đề nghị nên giao Chính phủ quy định.
Tiền ảo ở Việt Nam chưa được bất kỳ văn bản nào công nhận là tiền, tài sản hay hình thức giao dịch cả. Hiện nay trên thế giới chỉ có El Salvador và Cộng hòa Trung Phi chính thức hợp pháp hóa đồng Bitcoin, còn lại chưa có bất cứ nước nào công nhận.
Nói đến tiền phải có giá trị, giá trị sử dụng và được chính phủ của một quốc gia thừa nhận. Đồng thời có các cơ chế, chính sách, luật pháp để đồng tiền đó lưu thông một cách ổn định nhất. Nhưng với tiền ảo thì không.
Ngay cả nước được coi là xuất xứ của đồng tiền ảo Bitcoin họ cũng không thừa nhận đây là tiền mà chỉ coi là tài sản ảo trong hoạt động giao dịch xã hội.
Với Việt Nam từ năm 2017, Chính phủ có giao cho Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp xem xét nghiên cứu các hoạt động về tiền ảo để có biện pháp quản lý và xử lý phù hợp. Đây là các bước mà Chính phủ thực hiện để bắt kịp với các thay đổi trên thế giới về mặt tài chính và tiền tệ.
Về mặt nguyên tắc việc này là động thái về nghiên cứu, không phải dọn đường để công nhận tiền ảo. Song một số người vẫn đứng ra lập các sàn giao dịch tiền ảo trên mạng và họ thu lời, móc nối, thậm chí lừa đảo với rất nhiều chiêu trò.
Với hoạt động tiền ảo thời gian qua cho thấy đã gây xáo trộn thị trường tài chính và là hoạt động kinh doanh bất hợp pháp.
Điều đầu tiên muốn kinh doanh tiền ảo phải đổi VND sang USD hay các ngoại tệ khác, từ đó mới có thể mua được tiền ảo trên mạng. Bản thân việc đổi tiền "chui" ở các địa chỉ không được Nhà nước cho phép kinh doanh ngoại tệ đã vi phạm pháp lệnh quản lý ngoại hối.
Với các cơ quan được Chính phủ giao là Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu về tiền ảo cần phải tập trung hơn nữa để xem tiền ảo có lợi, hại gì với nền kinh tế và cách thức quản lý ra sao. Trong đó cần xem có nên công nhận đồng tiền này hay không?
Nếu công nhận nó như loại tài sản ảo hay hoạt động phái sinh trên thị trường tài chính - tiền tệ thì phải có quy định cụ thể về quản lý, đánh thuế ra sao. Còn nếu không công nhận cũng phải có biện pháp quản lý rất cụ thể, rõ ràng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Đi kèm với đó cần có biện pháp tiếp tục tuyên truyền, giải thích mạnh hơn để người dân biết rằng việc kinh doanh, mua bán tiền ảo là những hành vi vi phạm pháp luật.
Rủi ro sẽ cực kỳ lớn bởi không thể biết ai thành lập, tham gia mạng lưới đó ra sao và hôm nay đóng tiền vào nhưng ngày mai trang app đó đóng cửa thì sẽ mất trắng.
Người dân nếu tham gia cần xác định không có bất cứ ai, luật pháp nào bảo vệ và chấp nhận việc vi phạm pháp luật. Khi nhận thức của người dân được nâng cao thì việc quản lý tiền ảo sẽ dễ dàng hơn.
TTO - Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại việc không đưa nội dung quản lý tiền ảo trong Luật phòng chống rửa tiền (sửa đổi) có thể là kẽ hở trong hoạt động rửa tiền, trong khi Thủ tướng Chính phủ khẳng định "thực tế đang vướng" và "cũng rất sốt ruột".
Xem thêm: mth.72831749062012202-poh-uhp-ux-gnu-hcac-oc-iahp/nv.ertiout