vĐồng tin tức tài chính 365

Một TTCK 4 nghìn tỷ USD ở châu Á rơi vào cảnh trớ trêu: Từng là trung tâm tài chính 'nổi đình đám' nhưng giới đầu tư đan

2023-10-07 14:15

Thị trường chứng khoán trị giá 4 nghìn tỷ USD của Hong Kong (Trung Quốc) đang gặp vấn đề về thanh khoản.

Trong 3 năm qua, khối lượng giao dịch tại trung tâm tài chính này đã sụt giảm, cho thấy sự hứng khởi với nhà đầu tư trên thị trường này đang đi xuống. Hoạt động giao dịch ảm đạm hơn cũng khiến giá cổ phiếu biến động hơn và trở thành nỗi khó khăn với một số doanh nghiệp niêm yết ở Hong Kong.

Thậm chí, một số ngày, cổ phiếu của họ hầu như còn không giao dịch. Do đó, sàn giao dịch của thành phố này cũng khó thu hút được những đợt IPO của các doanh nghiệp toàn cầu.

Hồi tháng 8, công ty điều hành sàn giao dịch Hong Kong cho biết “môi trường lãi suất cao kéo dài, những bất ổn của nền kinh tế toàn cầu và tâm lý thị trường yếu” là một trong những lý do khiến khối lượng giao dịch sụt giảm.

Tuy nhiên, các chuyên gia thị trường cho biết nguyên nhân còn “sâu xa” hơn nhiều. Họ chỉ ra, nhiều nhà đầu tư phương Tây và quốc tế đã rút tiền khỏi TTCK Trung Quốc, giảm mức độ tiếp xúc với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Điều này cũng ảnh hưởng đến TTCK Hong Kong.

Tổng vốn hoá của thị trường Hong Kong đã giảm hơn 1/3 so với mức đỉnh vào giữa năm 2021, tương đương hơn 2 nghìn tỷ USD. Các doanh nghiệp Trung Quốc chiếm hơn 3/4 tổng vốn hoá. Khoảng 1/3 khối lượng giao dịch chứng khoán ở Hong Kong là từ các trader cũng như nhà đầu tư tổ chức ở đại lục thông qua chương trình liên kết chứng khoán.

James Fletcher, nhà sáng lập của Ethos Investment Management, công ty đầu tư tập trung vào cổ phiếu vốn hoá nhỏ ở các thị trường mới nổi, cho biết: “Thanh khoản từ nhà đầu tư nước ngoài đã sụt giảm nhiều.”

Một TTCK 4 nghìn tỷ USD ở châu Á rơi vào cảnh trớ trêu: Từng là trung tâm tài chính 'nổi đình đám' nhưng giới đầu tư đang cầm tiền ‘tháo chạy’, 1 số cổ phiếu có ngày không ai giao dịch - Ảnh 1.

Fletcher nói rằng, ông đã giao dịch và đầu tư ở Hong Kong suốt 18 năm. Ông nhận thấy, việc bán cổ phiếu ở sàn này đang trở nên khó khăn hơn trong vài tháng qua, người bán nhiều hơn người mua.

Chỉ số Hang Seng đã rơi vào thị trường “giá xuống” trong mùa hè vừa qua và đóng cửa ở mức thấp mới của năm 2023 trong phiên 4/10. Trong năm nay, Hang Seng rớt 13% và chuẩn bị ghi nhận năm giảm điểm thứ 4 liên tiếp.

Gần đây, giới chức thành phố đã thành lập một nhóm đặc biệt nhằm cải thiện tình hình thanh khoản của TTCK. Trong đó, giới chức sẽ xem xét khiếu nại của các bên tham gia thị trường về việc phải trả thuế tương đối cao khi giao dịch, sau khi Trung Quốc gần đây đã giảm thuế chuyển nhượng với các giao dịch chứng khoán

Tại Hong Kong, người mua và người bán hiện phải trả mức thuế 0,13% đối với các giao dịch cổ phiếu niêm yết trên sàn. Tức là, cứ giao dịch 10.000 USD cổ phiếu thì họ phải trả khoảng 13 USD, sau khi chính quyền thành phố tăng thuế vào năm 2021.

Các nhà đầu tư và phân tích cho biết, chi phí đó - vốn không áp dụng ở Mỹ, là yếu tố ngăn cản họ giao dịch ở thị trường này. Giá trị doanh thu trung bình đối với các cổ phiếu trên sàn này là khoảng 11,6 tỷ USD trong quý II, giảm khoảng 1/3 so với cùng kỳ năm 2021.

Một TTCK 4 nghìn tỷ USD ở châu Á rơi vào cảnh trớ trêu: Từng là trung tâm tài chính 'nổi đình đám' nhưng giới đầu tư đang cầm tiền ‘tháo chạy’, 1 số cổ phiếu có ngày không ai giao dịch - Ảnh 2.

Song, theo Andy Maynard, trưởng bộ phận cổ phiếu tại ngân hàng đầu tư China Renaissance, việc giảm thuế giao dịch có thể cũng không đủ để hồi phục thị trường này. Vấn đề đằng sau đó phức tạp hơn nhiều.

Nhà đầu tư nước ngoài có tâm lý chán nản kể từ khi Trung Quốc siết chặt quy định đối với các công ty internet. Họ cũng bi quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, do lĩnh vực bất động sản vẫn gặp khó khăn và căng thẳng với Mỹ leo thang.

Jasmine Duan, chiến lược gia đầu tư cấp cao tại RBC Wealth Management, cho hay, nhóm nhà đầu tư “bắt đáy” đang né tránh thị trường Hong Kong sau khi cổ phiếu rớt giá. Bà nói thêm: “Họ muốn nhìn thấy nhiều tín hiệu hơn để xác nhận nền kinh tế tiếp tục hồi phục.”

Các nhà quản lý quỹ thì cho biết, việc giao dịch các công ty lớn như Alibaba hay Tencent là điều tương đối dễ dàng. Song, những doanh nghiệp có vốn hoá dưới 1 tỷ USD lại khiến họ gặp khó khăn khi giao dịch, theo Louis Lau, giám đốc đầu tư của Brandes Investment Partners.

George Molina, trưởng bộ phận giao dịch tại châu Á của Franklin Templeton, cho biết việc thu hút thêm nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể là một giải pháp. Theo ông, việc có nhiều nhà đầu tư ngắn hạn hơn có thể giúp việc đóng và mở vị thế nhanh hơn, đặc biệt là đối với nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.

Lyndon Chao, trưởng bộ phận giao dịch cổ phiếu tại Asia Securities Industry & Financial Markets Association, một nhóm vận động hành lang, chia sẻ ngành tài chính cũng đang thúc đẩy nhà đầu tư đại lục tiếp cận nhiều hơn với thị trường Hong Kong.

Chao tiết lộ thêm, một số thành viên của hiệp hội đã đề xuất việc hạ yêu cầu trong chương trình liên kết chứng khoán ở phía nam đại lục với Hong Kong, trước đó yêu cầu nhà đầu tư trong nước phải có ít nhất 500.000 NDT trong tài khoản chứng khoán và tiền mặt.

Tham khảo WSJ

Xem thêm: 2881-hcid-oaig-ia-gnohk-yagn-oc-ueihp-oc-os-1-yahc-oaht-neit-mac-gnad-ut-uad-ioig-gnuhn-mad-hnid-ion-hnihc-iat-mat-gnurt-al-gnut-uert-ort-hnac-oav-ior-a-uahc-o-dsu-yt-nihgn-4-kctt-tom/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Một TTCK 4 nghìn tỷ USD ở châu Á rơi vào cảnh trớ trêu: Từng là trung tâm tài chính 'nổi đình đám' nhưng giới đầu tư đan”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools