Trong kỷ nguyên 4.0, trách nhiệm xã hội của Viettel - công ty công nghệ tại Việt Nam không còn gói gọn trong việc thực hiện những chương trình xã hội hỗ trợ người yếu thế. Trách nhiệm đó được nâng lên với việc họ kêu gọi, sát cánh cùng nhiều người, tổ chức khác tạo ra cơ hội phát triển công nghệ đột phá, chung sức vì một Việt Nam hùng cường.
Một lãnh đạo Viettel
Hơn 10 năm trước, ngay khi thực hiện phổ cập hóa dịch vụ viễn thông di động thành công, Tập đoàn Viettel đã tiến hành một chương trình xã hội đặc biệt. Viettel phối hợp với VTV gây Quỹ thực hiện chương trình phẫu thuật miễn phí cho các trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh trên khắp đất nước Việt Nam. Chi phí mỗi trường hợp phẫu thuật là vài chục triệu đồng. Và thời gian đầu, Viettel đóng góp tới 80% số tiền cho Quỹ.
Không chỉ đóng góp tài chính, đội ngũ nhân viên của Viettel còn trực tiếp tham gia xác minh gia cảnh, hỗ trợ bệnh nhân khám chữa bệnh, tổ chức khám sàng lọc cho các địa phương khó khăn, kêu gọi khách hàng của mình đồng hành với việc nhắn tin ủng hộ.
Đến nay, chương trình đã được thực hiện liên tục 12 năm qua, với hơn 5.000 trẻ em nghèo được phẫu thuật để chữa các bệnh tim bẩm sinh. Tổng số tiền thực hiện phẫu thuật cho các cháu đã lên tới 152 tỉ đồng.
Nếu như “Trái tim cho em” là chương trình xã hội mà Tập đoàn Viettel thực hiện nhằm mang đến cơ hội sống cho những em bé nghèo thì “Bò giống giúp người nghèo biên giới” là một chương trình “đi cùng nhau” khác đem đến “chiếc cần câu” cho người nghèo. Vẫn với cách lựa chọn “đi cùng nhau”, Viettel đã kêu gọi các khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cùng đồng hành với mình trên hành trình tặng bò giống cho người nghèo biên giới.
Và với cách làm này, chỉ trong 3 năm, Viettel đã hoàn thành được mục tiêu tặng 24.000 con bò giống cho bà con nghèo vùng biên giới – một kết quả vô cùng khó tin bởi nếu thực hiện theo những cách truyền thống, người ta dự kiến sẽ mất khoảng 100 năm.
Khoản đầu tư dài hạn và “một kỷ nguyên phi thường”
Năm 2008, Viettel thực hiện chương trình “Internet trường học”. Theo đó, tất cả các cơ sở giáo dục ở Việt Nam, từ bậc mầm non đến Đại học đều được Viettel miễn phí Internet băng thông rộng. Tổng kinh phí của chương trình lên tới hơn 300 tỷ đồng/năm. Đây là một chương trình chưa từng có trong lịch sử ngành viễn thông Việt Nam cũng như thế giới.
Thời điểm đó, lãnh đạo của Viettel không còn coi việc thực hiện Internet trường học là một chương trình từ thiện xã hội nữa mà “đó là một khoản đầu tư dài hạn”và doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ điều này.“Người nghèo sẽ không nghèo mãi nếu chúng ta trao cho họ cơ hội phù hợp và khi thoát nghèo họ sẽ quay lại hỗ trợ những người khác và tạo ra vòng tròn phát triển liên tục cho xã hội”, lãnh đạo này phân tích.
Và không dừng lại ở Internet trường học, Viettel còn tiếp tục với một chương trình học bổng lớn cũng hướng tới thế hệ tương lai cùng với triết lý “đầu tư dài hạn”: “Vì em hiếu học” với kinh phí mỗi năm dành hơn 26 tỷ đồng trao học bổng cho học sinh nghèo học giỏi ở trên khắp Việt Nam. Chương trình đã được thực hiện trong 7 năm qua.
Bên cạnh các chương trình dành cho học sinh, ngành giáo dục, Viettel cũng bền bỉ thực hiện một chương trình khác dành cho người nghèo với triết lý “trao cần câu chứ không cho con cá” – 30A ở 3 huyện thuộc diện nghèo nhất cả nước: Bá Thước, Mường Lát (Thanh Hóa) và Đắk Rông (Quảng Trị).
Khi làm những chương trình xã hội giúp đỡ người nghèo thoát nghèo bền vững vốn không thuộc sở trường của mình, Viettel vẫn luôn tâm niệm rằng, đó là việc quan trọng, việc cần phải làm và đó là cách để chúng ta cùng giúp nhau vươn lên.
“Vì một Việt Nam hùng cường!”
Sau nhiều chương trình xã hội với ngành giáo dục, trẻ em, người nghèo…, vào giai đoạn phát triển thứ 4, Tập đoàn Viettel có những bổ sung mới với chiến lược chuyển đổi số. Đó chính là lý do Viettel đứng ra tổ chức Viettel Advanced Solution Track 2019 – một cuộc thi tìm kiếm giải pháp công nghệ trong lĩnh vực viễn thông.
Thế nhưng, chỉ một năm sau đó, cuộc thi mà Viettel khởi xướng đã “lột xác” với một sứ mệnh mới. Thay vì “đi thật nhanh”, Viettel trở lại với triết lý ban đầu khi thực hiện các chương trình xã hội năm xưa “đi cùng nhau” để “đi thật xa”.
Dưới sự chủ trì của Bộ TTTT, năm 2020, cuộc thi có tên gọi mới là Viet Solutions. Cuộc thi sẽ tìm kiếm giải pháp công nghệ để giải quyết các bài toán của Việt Nam. Trong đó, Bộ TTTT đóng vai trò kết nối các bộ ngành, tháo gỡ vướng mắc và tạo lập thị trường và vườn ươm; Tập đoàn công nghệ lớn của quốc gia, mà tiên phong là Viettel đóng vai trò là nhà tư vấn, ngươi tiếp sức cho các doanh nghiệp công nghệ, thể hiện cam kết cộng hưởng, hỗ trợ cho bất kỳ một sản phẩm chuyển đổi số nào có tiềm năng. Tất cả đều vì một mục tiêu lớn: chung sức cho khát vọng “Vì một Việt Nam hùng cường”.
Với các doanh nghiệp công nghệ non trẻ, trước đây, họ phải “vật vã” trong việc tìm kiếm thị trường và rất khó tìm được nhà tư vấn hiệu quả. Giờ đây, với việc Viettel phối hợp cùng Bộ Thông tin và Truyền thông, cộng thêm nhiều bộ, ngành và các tập đoàn công nghệ lớn khác để làm “bà đỡ”, “mặt trời đã ló rạng rất rõ ràng” như nhận xét của một chuyên gia công nghệ quốc tế nhận lời làm thành viên giám khảo của Viet Solutions 2020.
Và như chia sẻ của ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel: “Khi đã chung một mục tiêu, chúng ta có thể chia sẻ lợi thế của mình, bổ trợ cho nhau, cùng tạo nên sự cộng hưởng lan tỏa trong cộng đồng”.
Xem thêm: odl.450148-04-ioht-ioh-ax-meihn-hcart-av-gnouht-ihp-neyugn-yk-tom-letteiv/et-hnik/nv.gnodoal