vĐồng tin tức tài chính 365

Quyết định thăm Việt Nam đầu tiên - Điểm trùng hợp thú vị giữa hai thủ tướng Nhật Bản

2020-10-13 06:44
Quyết định thăm Việt Nam đầu tiên - Điểm trùng hợp thú vị giữa hai thủ tướng Nhật Bản - Ảnh 1.

Đáng chú ý, chưa đầy một tháng sau khi đắc cử, ông Suga có kế hoạch thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên với điểm đến là Việt Nam. Lựa chọn này mang ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ hai nước, đặc biệt trong bối cảnh hai bên đang nỗ lực tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực.

Nhân sự kiện này, VnEconomy đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Quốc Cường, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản nhiệm kỳ 2015-2018.

Quyết định thăm Việt Nam đầu tiên - Điểm trùng hợp thú vị giữa hai thủ tướng Nhật Bản - Ảnh 2.

Trong buổi làm việc giữa Văn phòng Chính phủ Việt Nam và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam mới đây, hai bên đã thảo luận công tác chuẩn bị và triển khai cho chuyến thăm của tân Thủ tướng Yoshihide Suga sắp tới. Đây sẽ là chuyến công du nước ngoài chính thức đầu tiên kể từ khi nhậm chức của ông Suga. Theo ông, vì sao tân Thủ tướng Nhật lại quyết định chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên cho chuyến công du này?

Theo các tin tức đã công khai, hiện nay Việt Nam và Nhật Bản đang tích cực chuẩn bị cho chuyến thăm sắp tới của Thủ tướng Suga. Sự kiện này khiến tôi nhớ đến một sự kiện trước đây là khi ông Abe Shinzo lên cầm quyền vào tháng 12/2012, thì chỉ một tháng sau đó, ông đã chọn Việt Nam là nước đầu tiên để đến thăm.

Trong một dịp tiếp xúc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Abe bày tỏ rằng ông rất có thiện cảm với Việt Nam vì Việt Nam là "người bạn thủy chung". Vì vậy, khi trở lại làm thủ tướng năm 2012, ông đã chọn Việt Nam là nước ngoài đầu tiên ông tới thăm.

Điều thú vị này một lần nữa lặp lại. Chỉ một tháng sau khi đắc cử, ông Suga Yoshihide cũng chọn Việt Nam là nước ngoài đầu tiên để đến thăm. Một chi tiết đáng chú ý khác nữa là khi ông Suga được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Truyền thông trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Abe tháng 12/2006, thì nước ngoài đầu tiên ông đến thăm với tư cách Bộ trưởng cũng là Việt Nam vào đầu năm 2007.

Quyết định thăm Việt Nam đầu tiên - Điểm trùng hợp thú vị giữa hai thủ tướng Nhật Bản - Ảnh 3.

Qua chuyến thăm lần này, tân Thủ tướng Suga Yoshihide muốn khẳng định chính sách nhất quán của Chính phủ Nhật Bản đối với Việt Nam. Đó là việc Nhật Bản luôn coi trọng vai trò và vị thế của Việt Nam không chỉ trong khu vực mà cả trên trường quốc tế nói chung, đặc biệt khi Việt Nam đang giữ vai trò chủ tịch ASEAN, đồng thời là ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc.

Chuyến thăm cũng là dịp để lãnh đạo hai nước trao đổi và đề ra những định hướng nhằm làm sâu sắc hơn mối quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản, với trọng tâm là quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư, trong bối cảnh tình hình khu vực đang có nhiều chuyển biến nhanh chóng và trong xu thế các nước đang muốn đa dạng hoá chuỗi cung ứng toàn cầu và Việt Nam là một điểm lựa chọn ưu tiên của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản.

Trong hơn 30 doanh nghiệp đầu tiên nằm trong chương trình dịch chuyển sản xuất và đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Nhật Bản, hơn một nửa cho biết muốn chuyển sang Việt Nam. Đây cũng là lý do mà Việt Nam là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á có hai văn phòng đại diện của Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO) và là hai văn phòng bận rộn nhất trong khu vực.

Quyết định thăm Việt Nam đầu tiên - Điểm trùng hợp thú vị giữa hai thủ tướng Nhật Bản - Ảnh 4.

Trên bình diện khu vực, việc ông Suga chọn Việt Nam và Indonesia là hai nước cùng khu vực Đông Nam Á và là thành viên của ASEAN trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên này, cũng là để khẳng định Nhật Bản hết sức coi trọng khu vực Đông Nam Á và quan hệ với ASEAN trong tổng thể chính sách đối ngoại của mình.

Cá nhân tôi trông chờ ông Suga sẽ tái khẳng định chính sách của chính phủ Nhật Bản là coi trọng và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong các thể chế an ninh, hợp tác trong khu vực; đồng thời cũng hy vọng là ông Suga sẽ công bố các biện pháp, chính sách mới nhằm củng cố và phát triển quan hệ giữa Nhật Bản và ASEAN cũng như các sáng kiến kết nối của ASEAN.

Quyết định thăm Việt Nam đầu tiên - Điểm trùng hợp thú vị giữa hai thủ tướng Nhật Bản - Ảnh 5.

Từng có thời gian giữ cương vị Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, hẳn ông đã các dịp tiếp xúc với ông Yoshihide Suga. Ấn tượng của ông về nhà lãnh đạo này như thế nào?

Khi làm Chánh Văn phòng Nội các, ông Suga tập trung vào việc xử lý các vấn đề nội bộ, đặc biệt là sự phối hợp giữa các bộ, ngành của Nhật Bản, và ít xuất hiện trong các sự kiện đối ngoại, ít đi nước ngoài.

Trong một số dịp tiếp lãnh đạo Chính phủ và một số bộ, ngành ta khi sang thăm Nhật Bản, tôi cảm nhận ông là người luôn nghiêm túc và chừng mực, nhưng cũng rất đáng tin cậy. Ông luôn bày tỏ thiện cảm với Việt Nam và ủng hộ việc phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Nhật Bản và Việt Nam.

Ông cũng là người đã ủng hộ mạnh mẽ việc nới lỏng điều kiện cấp thị thực cho lao động nước ngoài, trong đó có rất nhiều lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản. Ông cũng bày tỏ đánh giá cao nguồn nhân lực trẻ dồi dào của Việt Nam.

Quyết định thăm Việt Nam đầu tiên - Điểm trùng hợp thú vị giữa hai thủ tướng Nhật Bản - Ảnh 6.

Thủ tướng Yoshihide Suga là người có xuất thân đặc biệt, không giống các nhà lãnh đạo chính phủ Nhật Bản từ trước đến nay. Ngoài ra, ông cũng không theo một phe phái nào trong đảng cầm quyền LDP của Nhật. Theo ông, điều này liệu có tác động gì tới đường lối chính sách đối ngoại của ông dưới cương vị người đứng đầu chính phủ hay không?

Đúng là ông Suga Yoshihide đã làm nên lịch sử khi ông xuất thân từ một gia đình nông dân ở tỉnh Akita đã bền bỉ, kiên định phấn đấu trở thành người đứng đầu Chính phủ ở một đất nước vốn trọng truyền thống làm chính trị từ đời này qua đời sau. Vì vậy, phong cách lãnh đạo của ông có thể có những điểm không giống với người tiền nhiệm. Tuy nhiên, về đường lối chính sách đối ngoại thì tôi nghĩ sẽ không bị tác động, ảnh hưởng gì nhiều.

Ông Suga khi nhậm chức đã tuyên bố tiếp tục đường lối chính sách, cả về đối nội và đối ngoại từ thời ông Abe. Đây là đường lối chính sách chung của Đảng cầm quyền, tuy có những dấu ấn phong cách riêng của từng nhà lãnh đạo.

Quyết định thăm Việt Nam đầu tiên - Điểm trùng hợp thú vị giữa hai thủ tướng Nhật Bản - Ảnh 7.

Hiện nay, Việt Nam ngày càng nổi lên là một điểm đến hấp dẫn, được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn. Tại một sự kiện giao thương xúc tiến đầu tư mới đây, nhiều doanh nghiệp Nhật khẳng định sẽ chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tư sau đại dịch Covid-19. Điều này cho thấy làn sóng đầu tư từ Nhật Bản vào Việt sẽ không ngừng tăng lên thời gian tới. Việt Nam cần hoàn thiện thể chế, chính sách ra sao nhằm đón đầu làn sóng này?

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để thu hút đầu tư, đặc biệt là vào các lĩnh vực mà chúng ta quan tâm, không chỉ từ Nhật Bản mà cả nhiều nước khác trên thế giới. Theo các thông tin trên báo chí, khảo sát của các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài cho thấy hiện có hơn 100 tập đoàn lớn nhỏ khác nhau trên thế giới đang bày tỏ quan tâm tới Việt Nam. Đây là cơ hội mà ta phải nỗ lực hết sức để nắm bắt, không được để vuột mất.

Điều này đòi hỏi sự chủ động, tích cực vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành liên quan, từ Chính phủ đến các bộ, ngành ở Trung ương, chính quyền của các địa phương địa phương và đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam.

Quyết định thăm Việt Nam đầu tiên - Điểm trùng hợp thú vị giữa hai thủ tướng Nhật Bản - Ảnh 8.

Chúng ta cần tiếp tục quan tâm thích đáng và cải cách mạnh mẽ ở ba lĩnh vực then chốt.

Một là cải cách thể chế, hệ thống pháp luật sao cho phù hợp với các quy định quốc tế, đồng bộ nhất là khi ta đã tham gia vào nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CTPPP, EVFTA…

Hai là tiếp tục phát triển mạnh cơ sở hạ tầng có tính tới sự liên kết các vùng, các miền.

Ba là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn lao động trẻ, dồi dào là một thế mạnh của Việt Nam, nhưng đồng thời cũng là một điểm yếu. Đó là chúng ta còn thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao, thiếu những nhà quản lý cấp trung để cung cấp cho các doanh nghiệp nước ngoài khi họ đầu tư vào Việt Nam.

Ba vấn đề nêu trên vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài mà chúng ta phải tập trung vào để xử lý.

Quyết định thăm Việt Nam đầu tiên - Điểm trùng hợp thú vị giữa hai thủ tướng Nhật Bản - Ảnh 9.

Từng tham gia nhiều hoạt động tiếp xúc doanh nghiệp Nhật Bản dưới cương vị đại sứ, ông thấy có điểm nào khiến họ băn khoăn nhất khi quyết định đầu tư vào Việt Nam?

Nhiều doanh nghiệp Nhật nhận xét rằng tại Việt Nam, dù chính sách ở trung ương thông thoáng, nhưng mỗi địa phương lại có cách giải thích khác nhau. Điều này khiến họ cảm thấy không chắc chắn, không cảm nhận được sự nhất quán từ trên xuống dưới. Tôi cho rằng đây là một trong những điểm ta cần quan tâm cải thiện.

Một điểm mà họ cũng hay bày tỏ băn khoăn, đó là tính ổn định của chính sách. Rõ ràng với những nhà đầu tư lớn, có tính chất lâu dài thì họ rất lo ngại nếu chính sách của chúng ta hay thay đổi. Cần phải làm cho họ yên tâm rằng những chính sách khuyến khích và bảo hộ đầu tư nước ngoài của chúng ta là nhất quán, lâu dài và ổn định.

Hơn nữa, mỗi một doanh nghiệp nước ngoài khi đang cân nhắc đầu tư vào Việt Nam họ lại có những băn khoăn, những suy tính và những đòi hỏi riêng. Các cụ của chúng ta có câu "bám thắt lưng địch mà đánh", ở đây doanh nghiệp nước ngoài không phải là địch mà là đối tác làm ăn. Ta cũng cần "bám lấy thắt lưng" của họ, tìm hiểu kỹ những vướng mắc, băn khoăn và yêu cầu của họ để giải thích và thuyết phục từng trường hợp cụ thể một.

Quyết định thăm Việt Nam đầu tiên - Điểm trùng hợp thú vị giữa hai thủ tướng Nhật Bản - Ảnh 10.

Quyết định thăm Việt Nam đầu tiên - Điểm trùng hợp thú vị giữa hai thủ tướng Nhật Bản - Ảnh 11.

Trong thời gian ở Nhật, ông là Đại sứ đầu tiên của Việt Nam đi thăm cả 47 tỉnh thành của nước này và thường được gọi bằng tên thân mật là "Đại sứ xoài" vì các hoạt động quảng bá và xúc tiến tiêu thụ nông sản Việt tại đây. Thời gian gần đây, nông sản Việt Nam liên tục chinh phục được các thị trường khó tính trong đó có Nhật Bản nhưng đây là kết quả của thời gian dài hơn 5 năm nỗ lực. Theo ông, hoạt động xúc tiến cần cải thiện như thế nào để có thêm những thành công như vậy?

Để đưa thành công một nông sản mới của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, tôi thấy ít nhất có ba vấn đề:

Vấn đề đầu tiên là ta cần tiếp tục vận động mạnh mẽ ở nhiều cấp khác nhau để Nhật Bản tiếp tục mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Có thể nói là trong hầu như tất cả các cuộc tiếp xúc cấp cao của lãnh đạo hai nước, các nhà lãnh đạo cao nhất của chúng ta đều nêu những đề nghị rất cụ thể để lãnh đạo Nhật Bản xem xét mở cửa cho nông sản Việt Nam, từ trái xoài, thanh long, đến chuối, vải, vú sữa…

Rồi các bộ ngành của Việt Nam như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cũng ráo riết "vào cuộc", đàm phán, trao đổi với bạn về các điều kiện kỹ thuật… cho đến lúc có được "giấy phép" cho nhập một nông sản mới của Việt Nam vào thị trường khó tính như Nhật Bản thông thường cũng phải mất 3-5 năm.

Quyết định thăm Việt Nam đầu tiên - Điểm trùng hợp thú vị giữa hai thủ tướng Nhật Bản - Ảnh 12.

Vấn đề thứ hai, là khi đã có giấy phép rồi, thì việc tổ chức sản xuất ở trong nước như thế nào để đáp ứng các điều kiện kỹ thuật khắt khe, nhất là về xuất xứ hàng hoá và vệ sinh an toàn thực phẩm, tóm lại là phải bảo đảm chất lượng cao và đồng đều của nông sản Việt Nam xuất sang Nhật Bản.

Vấn đề thứ ba đó là khâu xúc tiến, tiếp thị. Muốn xuất được với khối lượng lớn, cần quan tâm đầy đủ đến khâu tiếp thị, đưa các nông sản Việt nam vào được các chuỗi siêu thị lớn của Nhật Bản. Mô hình hợp tác hai chiều với tập đoàn bán lẻ AEON – Nhật Bản là một ví dụ. Ta tạo điều kiện để AEON mở các siêu thị bán lẻ, trong đó có các sản phẩm của Nhật Bản ở Việt Nam và ngược lại AEON cũng có những cam kết để đưa ngày càng nhiều hàng hoá "made in Việt Nam" vào hệ thống các siêu thị của AEON ở Nhật Bản.

Quyết định thăm Việt Nam đầu tiên - Điểm trùng hợp thú vị giữa hai thủ tướng Nhật Bản - Ảnh 13.

Xem thêm: mth.17325351031010202-nab-tahn-gnout-uht-iah-auig-iv-uht-poh-gnurt-meid-neit-uad-man-teiv-maht-hnid-teyuq/nv.ymonocenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Quyết định thăm Việt Nam đầu tiên - Điểm trùng hợp thú vị giữa hai thủ tướng Nhật Bản”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools