vĐồng tin tức tài chính 365

“Kẹt vốn” ở nước ngoài vì Covid-19?

2020-10-13 06:44

Hiện vẫn còn số lượng lớn chuyên gia nước ngoài chưa vào được Việt Nam, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như quyết định đầu tư mới và mở rộng quy mô dự án.

SỨC HẤP DẪN CỦA VIỆT NAM

Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 9 tháng năm 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy 2 điểm nổi bật: (i) Vốn thực hiện trong 9 tháng đầu năm 2020 đạt 13,8 tỷ USD chỉ giảm 3,2%; góp vốn, mua cổ phần trong 9 tháng đầu năm 2020 đạt 5,7 tỷ USD giảm gần 45% so với cùng kỳ năm 2019. (ii) Cả 2 chỉ tiêu nói trên ở mức cao thứ 2 cho kỳ so sánh 9 tháng trong vòng 5 năm qua.

“Kẹt vốn” ở nước ngoài vì Covid – 19? - Ảnh 1.

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, làn sóng thứ hai của đại dịch Covid-19 trên thế giới và tại Việt Nam đã có tác động không nhỏ tới dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào nước ta trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh tốt và vẫn rất tin tưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam. Hiện vẫn có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam.

Hơn nữa, việc đi lại của các nhà đầu tư mặc dù đã được hỗ trợ để nhập cảnh cho hàng nghìn chuyên gia và Việt Nam làm việc nhưng vẫn còn số lượng lớn chuyên gia chưa vào được Việt Nam, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các quyết định đầu tư mới và mở rộng quy mô dự án. Nhưng xét trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm rất mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thì kết quả này tốt hơn nhiều quốc gia khác, thể hiện sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt giới đầu tư quốc tế.

“Kẹt vốn” ở nước ngoài vì Covid – 19? - Ảnh 2.

Thống kê cho thấy, bất chấp khó khăn kép, có 6 nhóm ngành vốn đầu tư nước ngoài đăng ký 9 tháng vào tăng so với cùng kỳ năm trước bao gồm cả vốn góp, mua cổ phần, gồm: Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hoà (tăng thêm 3,8 tỷ USD); bất động sản (+ 416 triệu USD); tài chính, ngân hàng, bảo hiểm (+234 triệu USD); dịch vụ lưu trú và ăn uống (+96 triệu USD); nông lâm nghiệp, thuỷ sản (+75 triệu USD); và ngành giáo dục (+29 triệu USD).

"KẸT VỐN' Ở NƯỚC NGOÀI VÌ COVID-19?

Vốn FDI đăng ký trong 9 tháng đầu năm 2020 đạt 21,2 tỷ USD, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do phần góp vốn, mua cổ phần bị sụt giảm đến 45%; vốn đăng ký cấp mới chỉ giảm 5,6% đạt mức 10,4 tỷ USD; vốn đăng ký tăng thêm giảm 6,8% đạt mức 5,1 tỷ USD. Điều này một lần nữa cho thấy, Covid - 19 ảnh hưởng việc đi lại của các nhà đầu tư nước ngoài, qua đó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp tại Việt Nam.

“Kẹt vốn” ở nước ngoài vì Covid – 19? - Ảnh 3.

Nguồn: Số liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Thực tế cho thấy, vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm giảm 5,6% - 6,8% do có trụ đở là các dự án lớn đã được nộp hồ sơ và đàm phán trong thời gian dài trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra.

Đã có những doanh nghiệp lên tiếng về ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến kế hoạch phát hành vốn của họ. Lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật (mã: CII) cho biết, năm dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến khả năng huy động vốn của nhiều doanh nghiệp, trong đó có CII. Hiện CII đang lên kế hoạch huy động gần 3.000 tỷ đồng trái phiếu. 

Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (mã: HBC) chia sẻ với cổ đông tại kỳ họp thường niên tổ chức vào tháng 6/2020 cho biết: HBC có kế hoạch phát hành trái phiếu trong năm 2020. Tuy nhiên, dù đã ký MOU trong năm 2019 với một Quỹ đầu tư Hàn Quốc, nhưng việc phát hành trái phiếu đang bị hoãn lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Bởi để thực hiện "deal" nói trên, các nhà đầu tư ngoại phải sang Việt Nam làm thẩm định chuyên sâu.

Không nói rõ lý do như HBC hay CII, mới đây Công ty Cổ phần FECON (mã FCN) cũng đã ra nghị quyết không tiếp tục đàm phán với nhà đầu tư China Harbour Engineering Company Ltd., (CHEC) để phát hành 32 triệu cổ phần riêng lẻ. Trước đó, tại kỳ họp thường niên 2020, đại hội đồng cổ đông FECON đã thông qua phát hành cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược CHEC và nới room ngoại lên 100%.

“Kẹt vốn” ở nước ngoài vì Covid – 19? - Ảnh 4.

2 ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo và Bất động sản không được đưa vào biểu đồ để tránh nhiễu số liệu. Nguồn số liệu: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Có đến 12 nhóm ngành lớn có số đăng ký góp vốn, mua cổ phần trong 9 tháng đầu 2020 sụt giảm mạnh, đặc biệt, nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (-4,2 tỷ USD, tương ứng -73%); ngành chuyên môn, khoa học công nghệ (-188 triệu USD, tương đương 22,5%); y tế giảm đến 92% so với cùng kỳ năm trước.

Dĩ nhiên, Covid-19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng và thay đổi phương thức vận chuyển hàng hoá giữa các quốc gia, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính do thị trường tiêu thụ giảm mạnh, sản xuất đình trệ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư mở rộng sản xuất. 

Tuy nhiên, chính sách hạn chế đi lại cũng khiến cho các hoạt động xúc tiến đầu tư và các chuyến công tác tìm hiểu cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng bị hủy bỏ hoặc trì hoãn, việc đưa ra các quyết định đầu tư bị ảnh hưởng nghiêm trọng, qua đó làm một lượng vốn đang bị kẹt ở nước ngoài chưa vào được Việt Nam.

Xem thêm: mth.85005106121010202-91-divoc-iv-iaogn-coun-o-nov-tek/nv.ymonocenv

Comments:0 | Tags:No Tag

““Kẹt vốn” ở nước ngoài vì Covid-19?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools