Nhân viên bầu cử bang Bắc Carolina chuẩn bị phiếu bầu vắng mặt gởi cho cử tri - Ảnh: REUTERS
20 năm trước, người Mỹ thức dậy vào một buổi sáng mùa thu sau ngày bầu cử mà vẫn chưa biết ai là tổng thống tiếp theo của họ. Cả nước Mỹ nín thở trong vòng 36 ngày sau đó trông chờ vụ tranh tụng giữa Al Gore và George W. Bush.
Đại dịch COVID-19 đã cướp đi gần 220.000 sinh mạng của người Mỹ và khiến nhiều người kinh sợ các điểm bỏ phiếu trực tiếp. Điều đó làm dấy lên lo ngại kịch bản năm 2000 có thể xảy ra trong cuộc bầu cử lần này khi hàng triệu người Mỹ bỏ phiếu qua thư.
Chậm trễ hay thất lạc phiếu bầu qua đường bưu điện có thể sẽ khiến quá trình kiểm phiếu mất nhiều ngày hoặc thậm chí cả tuần. Việc kiểm phiếu ra sao còn tùy thuộc vào mỗi bang.
Có bang chỉ kiểm tra trước tính hợp lệ của bao thư chứa phiếu bầu như có chữ ký trên bao thư niêm phong và người làm chứng hay không. Thậm chí có nơi như Wisconsin còn soi từng nét chữ ký xem có khác với chữ ký đã đăng ký không.
Đến ngày bỏ phiếu chính thức, các bao thư này mới được xé ra để xem cử tri bầu cho ai, thế nhưng cũng có bang như Florida làm các việc trên cùng lúc từ 2 tuần trước ngày bầu cử.
Đa số tiểu bang chỉ kiểm đếm các phiếu bầu họ nhận được trước khi điểm bỏ phiếu cuối cùng đóng cửa. Tuy nhiên, bang California - nơi có tới 55 phiếu đại cử tri (nhiều nhất Mỹ) - chấp nhận luôn những phiếu bầu đến sau ngày bỏ phiếu chính thức cả tuần, miễn là dấu bưu điện cho thấy lá phiếu được gởi trước đó.
Trong cuộc bầu cử năm nay, viện dẫn COVID-19, California cho phép tự động gởi phiếu bầu tới tất cả cử tri đã đăng ký bất kể họ có yêu cầu hay không. Tính đến hết ngày 4-9, đã có 21 triệu cử tri California đăng ký đi bầu - chiếm hơn 80% số cử tri đủ điều kiện của bang.
Mặc dù được xem là thành trì của "bang Xanh" - tức có xu hướng bỏ phiếu cho ứng viên đảng Dân chủ - California được tin sẽ sẵn sàng trì hoãn tuyên bố ai là người giành được 55 phiếu đại cử tri nếu ứng viên Joe Biden của đảng Dân chủ gặp bất lợi trước Donald Trump.
Một cử tri lớn tuổi ở bang Nam Carolina đi bầu trực tiếp tại một điểm bỏ phiếu sớm ngày 9-10 - Ảnh: REUTERS
Trong khi tuyên bố sẽ chấp nhận kết quả bầu cử, ông Biden cũng nhấn mạnh đây phải là kết quả cuối cùng sau khi "đếm tới từng phiếu".
Bà Hillary Clinton, người từng đối đầu với ông Trump năm 2016, cũng khuyên ông Biden không nên chấp nhận ngay kết quả trong đêm 3-11 "trong bất kỳ tình huống nào bởi sự việc có thể còn kéo dài lê thê".
Ở chiều ngược lại, Tổng thống Trump cũng tuyên bố cuộc bầu cử năm nay có khả năng sẽ kết thúc ở Tối cao pháp viện tương tự như vụ Al Gore và George W Bush.
Trong một cuộc bầu cử bình thường, người chiến thắng thường được xác định ngay trong đêm bầu cử khi các điểm bỏ phiếu tại Bờ Đông bắt đầu đóng cửa (thường là 19h theo giờ địa phương).
Năm 2016, chiến thắng gọi tên Donald Trump rạng sáng sau ngày bỏ phiếu, lúc 2h30 ngày 9-11 (giờ Mỹ) sau khi có kết quả từ bang Wisconsin. 10 phiếu đại cử tri của Wisconsin đã giúp ông Trump cán mốc 270 phiếu đại cử tri cần thiết và giành chiến thắng.
Cuộc bầu cử năm nay được dự báo sẽ không có kết quả sớm như vậy khi sẽ có khoảng 80 triệu phiếu bầu qua thư, gấp đôi con số năm 2016, theo đài BBC.
Luật vua thua lệ làng
Theo khảo sát của Reuters, việc phiếu bầu có được kiểm đếm hay không còn phụ thuộc vào người kiểm phiếu tuân thủ quy định tới đâu. Có trường hợp ở cùng bang Wisconsin, hai người cùng có phiếu bầu qua thư không hợp lệ nhưng một phiếu lại được tính, một phiếu lại không.
Ở các hạt có diện tích nhỏ hoặc ít người, nhân viên bầu cử thường liên hệ với cử tri và cho phép họ sửa lại các lỗi khiến phiếu bầu qua thư không hợp lệ. Nhưng ở các bang đông dân và rộng, việc liên lạc trở nên khó khăn nên các phiếu qua thư không hợp lệ thường bị loại thẳng tay.
Đoán kết quả bầu cử, dân Mỹ sắm thêm súng đạn, tích trữ thực phẩm TTO - Với những người như Ewing, nguy cơ lớn nhất lúc này không phải là COVID-19 mà là kết quả bầu cử tổng thống sắp tới. Những cuộc biểu tình có thể bùng phát và dẫn tới bạo loạn, xung đột giáo phái nếu không xác định được ai chiến thắng. | Các cột mốc trong bầu cử tổng thống Mỹ 2020 TTO - Đại dịch COVID-19 khiến bầu cử tổng thống Mỹ 2020 trở nên khó đoán định. Tuy nhiên, như lời cam kết của các chính trị gia hàng đầu nước Mỹ, sẽ có hai cột mốc không thể xê dịch là ngày tổng tuyển cử 3-11 và lễ tuyên thệ nhậm chức ngày 20-1-2021. | Ông Biden nói về ‘cách duy nhất’ khiến mình thất bại TTO - Theo ứng viên tổng thống Mỹ Joe Biden, chỉ những “mánh khóe” ở thùng tranh cử mới có thể khiến ông thất bại trước đối thủ Donald Trump bên Đảng Cộng hòa. |
Xem thêm: mth.26443301121010202-ym-uc-uab-auq-tek-teib-iom-gnaht-ac-tam-eht-oc/nv.ertiout