Sáng ngày 13-10, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai tổ chức cuộc họp ứng phó với Bão số 7 trên biển Đông và công tác khắc phục mưa lũ tại các tỉnh miền Trung.
Ông Vũ Xuân Thành – Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện của các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo.
Nhiều tỉnh miền Trung đang tiếp tục chìm trong nước lũ dâng cao. Ảnh: NDO
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, đến 4 giờ sáng ngày 14-10, vị trí tâm bão số 7 trên khu vực phía Tây Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển tỉnh Nghệ An khoảng 320km, sức gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 12
Theo đại diện của Bộ đội biên phòng, (tính đến 16h00 ngày 12-10), đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 52.100 p.tiện/229.805 LĐ. Hoạt động khu vực từ 15,5 đến 20 độ Vĩ Bắc; từ 111 đến 118,5 độ Kinh Đông (bao gồm quần đảo Hoàng Sa): 86 tàu/678 người; Hoạt động khu vực khác: 5.156 tàu/24.452 người; Neo đậu tại các bến: 46.858 tàu/204.675 người.
Đại diện Bộ Ngoại giao cho hay là đã có công điện gửi Trung Quốc và Philippin đề nghị hỗ trợ công tác tàu thuyền vào tránh trú bão
Theo báo cáo tổng hợp của Văn phòng thường trực BCĐ TW về Phòng chống thiên tai thì thiệt hại do mưa lũ tính đến 22h ngày 12-10 như sau:
Người chết: 28 người (22 người do bị lũ cuốn; 03 thuyền viên trên biển, 03 người bị điện giật do dọn dẹp sau lũ), tăng 10 người: Quảng Bình 02 (tăng 01), Quảng Trị 08 (tăng 02), Thừa Thiên Huế 05 (tăng 02), Quảng Nam 06 (tăng 03), Đà Nẵng 01, Quảng Ngãi 01, Gia Lai 01, ĐăkLăk 01, Lâm Đồng 01, Kon Tum 02 (tăng 02).
Người mất tích: 12 người (08 người do lũ cuốn; 04 thuyền viên trên biển)
Có 415 nhà bị sập đổ, hư hỏng, 131.077 nhà bị ngập; có 137 điểm Quốc lộ bị sạt lở; 244 điểm trường bị ngập...
Kết luận cuộc họp, Ông Vũ Xuân Thành nhấn mạnh: Trước diến biến bão số 7 có khả năng mạnh lên, các tỉnh bắc bộ không chủ quan cần thực hiện nghiêm các nội dung:
Thực hiện khẩn trương công tác kiểm đếm, kêu gọi tàu neo đậu tàu thuyền về nơi tránh trú bão, lưu ý khu nuôi trồng thủy sản các biện pháp gia cố đảm bảo an toàn, không để người dân trên lồng bè khi bão đổ bộ,
Chằng chống nhà cửa, cây to, di dời dân nhà yếu, khu vực xung yếu, ven biển có nguy cơ cao
Lưu ý cần rà soát công trình đang thi công dở dang, các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, các công trình đang sự cố, có tích nước, vận hành được không phải đánh giá Đề nghị Tổng cục Thủy lợi, Bộ Công thương, tập đoàn EVN đánh giá để xử lý kịp thời, có người thường trực vận hành khi có các tình huống
Đề phòng lũ quét sạt lở các tỉnh miền núi phía bắc, di dời người dân khỏi vùng có nguy cơ cao
Đối với các tỉnh miền Trung ảnh hưởng mưa lũ cần tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện Thủ tướng, khắc phục hỗ trợ thiệt hại, cung cấp nhu yếu phẩm, thuốc men, không để người dân thiếu đói….
Đề nghị các Bộ Lao động Thương binh xã hội, Tài chính, Công thương theo chức năng nhiệm vụ chủ động báo cáo Thủ tướng hướng dẫn các địa phương các thủ tục nhận hỗ trợ
Về hỗ trợ giống đề nghị Cục Trồng trọt phối hợp địa phương rà soát, xin hỗ trợ phù hợp nhu cầu thực tế của mình.
Các tỉnh xin hỗ trợ khẩn cấp Hiện nay nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp của các tỉnh miền Trung lớn, cụ thể, các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam đã có báo cáo, tờ trình đề xuất về nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp hàng dự trữ quốc gia Gạo: Quảng Bình: 3.000 tấn gạo; Quảng Trị 1.500 tấn; Thừa Thiên Huế 1.000 tấn; Quảng Nam 1.000 tấn. Lương khô: Quảng Trị: 1,5 tấn; Thừa Thiên - Huế: 2,0 tấn; Quảng Nam: 2,0 tấn. Mỳ tôm: Thừa Thiên Huế: 10.000 thùng; Quảng Nam: 10.000 thùng. Các địa phương cũng xin hỗ trợ khẩn cấp các các loại thuốc, hóa chất khử trùng và vật tư, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn. |