vĐồng tin tức tài chính 365

Được thuận tiện kinh doanh - ước mơ bình thường nhưng sao quá khó!

2020-10-17 13:28

Được thuận tiện kinh doanh - ước mơ bình thường nhưng sao quá khó!

Tấn Đức

(TBKTSG) - “Các chính sách thu hút FDI sẽ không phải là vấn đề cắt giảm chi phí cho các nhà đầu tư, nhưng là vấn đề xoay quanh việc tạo sự thuận tiện cho các nhà đầu tư thực hiện các mục tiêu kinh doanh nếu họ chọn đầu tư vào Việt Nam”, ý kiến của ông Kyle Kelhofer, Giám đốc quốc gia khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia Công ty Tài chính quốc tế (IFC) trên TBKTSG số ra ngày 1-10, không chỉ đại diện cho yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài mà còn là nỗi mong mỏi của hàng trăm ngàn doanh nghiệp ở trong nước.

Chính phủ ưu đãi rất nhiều các doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, nhất là công nghệp chế tạo và sản xuất ô tô. Nhưng đến nay, các chính sách thu hút FDI vào ngành này đều thất bại Ảnh: TL

Ông nêu ra một ví dụ nhỏ nhưng có lẽ là phổ biến: “Nếu phải điền vào năm yêu cầu về thuế hàng năm, đó sẽ là một trở ngại đối với nhiều doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghĩa vụ thuế”.

Có một điều chắc chắn, việc rất nhiều doanh nghiệp không thể thực hiện được cái ước mơ rất bình thường - được tạo sự thuận tiện để thực hiện mục tiêu kinh doanh chủ yếu không phải do trở ngại từ luật pháp.

Vì với nhà đầu tư nước ngoài, nhất là những người có ý định làm ăn lâu dài, trước khi quyết định chọn đầu tư vào Việt Nam ắt hẳn họ đã nghiên cứu, đánh giá kỹ các quy định pháp luật của Việt Nam. Với doanh nghiệp trong nước cũng vậy, sẽ chẳng mấy ai quyết định ra kinh doanh mà không tìm hiểu trước về luật lệ.

Vậy vấn đề nằm ở đâu?

Câu trả lời có ngay trong Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc… Và mới đây, tại cuộc họp sơ kết một năm triển khai Chỉ thị 10, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu người đứng đầu các bộ, ngành và địa phương thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị này.

Chỉ thị 10/CT-TTg nêu đích danh thủ phạm, đó là: “Ở nhiều ngành, nhiều cấp vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vì động cơ vụ lợi đã lợi dụng vị trí công tác; lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật; lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật của một bộ phận người dân để sách nhiễu, gây phiền hà, kéo dài thời gian giải quyết công việc, giải quyết không đúng quy định, không công bằng, không khách quan khi giải quyết công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã gây bức xúc, làm xói mòn lòng tin của người dân, doanh nghiệp, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội”.

Những ai từng phải đến cơ quan công quyền để giải quyết các thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, xây dựng, cấp giấy phép…, và từng chịu đựng sự hành hạ của một số cán bộ thừa hành ở đó, từ chuyện vận dụng pháp luật một cách tùy tiện cho đến việc “vạch lá tìm sâu” để gây khó dễ và nhũng nhiễu, thì các cụm từ như “gây bức xúc”, “xói mòn lòng tin” nêu trong Chỉ thị 10 vẫn còn là khá nhẹ nhàng so với tâm trạng của các “nạn nhân”.

Có thể khẳng định, những cán bộ, công chức có cái tâm đen tối này đang hàng ngày, hàng giờ tàn phá nền kinh tế, hủy hoại nỗ lực đem lại sự phát triển và thịnh vượng cho quốc gia của Đảng và Chính phủ, thậm chí nó còn là mầm mống gây bất ổn về chính trị và xã hội.

Câu hỏi đặt ra là phải làm gì để triệt phá loại tội phạm nguy hiểm này?

Chỉ thị 10 đã nêu ra một nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do người đứng đầu, và đây đồng thời cũng là giải pháp. Theo Chỉ thị 10, người đứng đầu một số cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa đề cao trách nhiệm nêu gương, chưa gương mẫu thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình…; công tác thanh tra, kiểm tra công vụ chưa được chú trọng, chưa chủ động, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm, thậm chí có nơi còn bao che, dung túng cho hành vi sai trái của nhân viên; việc tổ chức đối thoại, tiếp công dân chưa thực chất, còn hình thức.

Trong “nguyên nhân chính” kể trên, đáng lo ngại nhất là tình trạng “có nơi còn bao che, dung túng cho hành vi sai trái của nhân viên”. Vì một khi đã được người đứng đầu bao che, dung túng thì các cán bộ, công chức biến chất kia sẽ càng tác oai tác quái mạnh hơn. Và nếu người đứng đầu cơ quan cấp dưới lại còn được người đứng đầu cơ quan cấp trên bao che, dung túng nữa thì đây sẽ là bài toán không có lời giải.

Để giải quyết tình trạng cán bộ vòi vĩnh, sách nhiễu người dân và doanh nghiệp, nếu chỉ kêu gọi người đứng đầu cơ quan hành chính phải gương mẫu, nêu cao tinh thần trách nhiệm thì chưa đủ, mà đi kèm với đó phải là cơ chế thưởng - phạt nghiêm khắc và quyền hạn đủ mạnh. Trong đó, ít nhất người đứng đầu phải được trao quyền bổ nhiệm và sa thải những cán bộ cấp dưới của mình. Chỉ có như vậy thì họ mới có công cụ để răn đe những con người đen tối dưới quyền.

Ngoài ra, chính sách, pháp luật vẫn tiếp tục cần được hoàn thiện, để khắc phục tình trạng chồng chéo, vướng mắc, nhiều kẽ hở; trình tự, thủ tục rườm rà, thiếu minh bạch…

Xem thêm: lmth.-ohk-auq-oas-gnuhn-gnouht-hnib-om-cou--hnaod-hnik-neit-nauht-coud/704903/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Được thuận tiện kinh doanh - ước mơ bình thường nhưng sao quá khó!”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools