Tất nhiên đó không phải là nhà sáng lập của hãng xe danh tiếng, cũng không phải là bang ghi âm lời nói của ông. Đó là Henry Ford III, hậu duệ của ông. Năm nay mới 39 tuổi nhưng anh đã bị "ném" vào vị trí quan trọng giải quyết những khúc mắc giữa tập đoàn sản xuất ô tô đang gặp nhiều khó khan và các cổ đông.
Henry Ford III cùng với người anh họ Alexandra Ford English (32 tuổi) cũng vừa được bổ nhiệm vào hội đồng quản trị của Rivian Automotive, công ty sản xuất xe tải chạy bằng điện thê hiện sự thích nghi của Ford trong thời đại mới cũng như đánh dấu sự nổi lên của thế hệ thứ 5 trong gia tộc Ford. Trong suốt gần 117 năm lịch sử, Ford luôn được dẫn dắt bởi 1 thành viên gia đình. Và trong khi tập đoàn đang gặp phải nhiều khó khăn, gia tộc coi Henry và Alexandra là những hi vọng tốt nhất để tiếp tục giành quyền kiểm soát công ty trong những năm tới.
"Đây là lộ trình đã vạch sẵn từ khi họ bước vào công ty, giống như các thế hệ cha chú", Jeffrey Sonnefeld, giáo sư ĐH Yale nhận xét.
Trong lịch sử nước Mỹ, có lẽ hiếm có nhân vật nào mang tính biểu tượng như Henry Ford và trong lịch sử thế giới ông cũng nằm trong nhóm những nhà công nghiệp hàng đầu.
Sinh năm 1863 ở Michigan trong 1 gia đình thuần nông nhập cư từ Ireland, Henry, lại không thích công việc đồng áng mà ông chỉ say mê lắp ráp đồng hồ và cơ khí chính xác. Năm 16 tuổi, ông từng tự đi bộ 9 dặm tới Detroit và trở thành 1 người thợ máy học việc. Đến năm 31 tuổi, ông đã là kỹ sư trưởng của công ty Edison Illuminating Co. of Detroit. Năm 1903, ông thành lập Ford Motor và trong chưa đến 2 năm công ty đã sản xuất được 25 chiếc ô tô mỗi ngày, bán ra tổng cộng hơn 1.000 chiếc.
Hiện Ford là nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai của Mỹ (sau General Motors) và lớn thứ năm trên thế giới (sau Toyota, VW, Hyundai-Kia và General Motors) dựa trên lượng xe sản xuất năm 2015. Năm 2008, Ford sản xuất 5.532 triệu ô tô và sử dụng khoảng 213.000 nhân viên tại khoảng 90 nhà máy và các cơ sở trên toàn thế giới.
Ford đang phải đối mặt với 1 cuộc khủng hoảng khá nghiêm trọng với mức thua lỗ khá lớn và các nhà máy ở Bắc Mỹ phải đóng cửa trong 1 thời gian dài vì virus corona. Tại thời điểm tháng 5, khi công ty tổ chức họp đại hội cổ đông, gia tộc Ford vẫn đang nắm quyền kiểm soát, được hỗ trợ bởi loại cổ phiếu đặc biệt mang đến cho họ 40% quyền biểu quyết.
Kể từ khi Bill Ford trở thành Chủ tịch năm 1999, cổ phiếu Ford đã giảm 91% trong khi chỉ số S&P 500 tăng trưởng 129%. Không giống như General Motors và Chrysler, Ford đã tránh được việc phá sản trong khủng hoảng tài chính 2009.
Tuy nhiên gia tộc Ford vẫn có tiếng là không can thiệp quá sâu vào quá trình ra quyết định của công ty. "Nhìn chung thì nhà Ford luôn để cho các CEO tự quyết định", Rob Du Boff, chuyên gia phân tích doanh nghiệp của Bloomberg Intelligence nhận xét.
Nhiều khả năng Henry Ford III và Ford English sẽ mất rất nhiều năm nữa mới lên đến những vị trí lãnh đạo cấp cao nhất. Ngày 1/3 vừa qua Jim Farley được bổ nhiệm làm giám đốc vận hành (COO) và trở thành ứng viên sáng giá nhất có thể thay thế cho CEO hiện tại là Jim Hackett. Tuy nhiên cả hai đều đã đảm nhiệm khá nhiều vị trí trong công ty. Henry từng là giám đốc chiến lược trước khi về phòng quan hệ cổ đông. Anh là con trai của Edsel Ford II, 1 thành viên hội đồng quản trị và hiện là cố vấn cho công ty.
Ford English, con gái của Bill Ford, cũng từng ở vị trí giám đốc chiến lược và hiện đang nằm trong hội đồng quản trị của Rivian Automotive. Cả hai đều đang đi theo con đường của cha mình trong những năm 1980 và 1990. Bill và Edsel Ford nằm trong hội đồng quản trị năm 1988 trong khi ở độ tuổi ngoài 30 họ là những giám đốc tài năng. Cuối cùng Edsel lên đến chức chủ tịch mảng tín dụng (là mảng mang về nhiều lợi nhuận nhất ở Ford) trước khi nghỉ hưu năm 1998. Và Bill trở thành chủ tịch Ford vào tháng 1/1999, là CEO từ năm 2001 đến 2006.
Sau khi tốt nghiệp ngành lịch sử ĐH Dartmouth năm 2002, Ford III giảng dạy môn toán và lịch sử tại 1 trường trung học. Năm 2006, khi 25 tuổi, anh gia nhập Ford, phòng quan hệ lao động. Anh giúp đàm phán hợp đồng với UAW, tương tự với công việc đầu tiên của Bill Ford năm 1979. Henry III tiếp tục làm việc tại phòng thu mua, phòng quan hệ đại lý, phòng phân tích xe cộ và cả phòng marketing.
Ở vị trí hiện tại, anh sẽ phải đối mặt với những câu hỏi hóc búa về đà rơi của cổ phiếu Ford và mức lỗ đang ngày càng tăng. Làm việc tại phòng này đem lại rất nhiều kiến thức thực tế thì phải đối mặt với những lời phàn nàn suốt cả ngày.
Ford English cũng làm trái ngành. Cô có bằng tâm lý học từ Stanford và bằng MBA tại Harvard. Cô từng làm việc trong ngành bán lẻ, cho Tory Burch ở New York và Gap ở San Francisco. Cô nhận công việc đầu tiên tại Ford vào năm 2017, ở tuổi 29, tại 1 phòng mà nhiệm vụ là tìm ra các giải pháp di chuyển mới cho các thành phố đông đúc. Sau đó cô chuyển sang mảng xe tự lái.
Tất nhiên gia nhập công ty và leo lên vị trí dẫn đầu là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau. Henry Ford II, nhà lãnh đạo cao lớn và màu mè đã dẫn dắt tập đoàn suốt 35 năm cho đến khi nghỉ hưu năm 1981, từng nói "ở Ford không có ai là thái tử".
Henry Ford III cho rằng bản thân anh luôn cố gắng làm việc chăm chỉ để không cảm thấy bản thân không đủ tư cách. Có lẽ đó là điều thôi thúc anh từ chối lời mời tới dự buổi tiệc ngày 4/7 của đại lý Boeckmann mùa hè năm 2009. Thay vào đó anh ở showroom bán xe cả ngày dưới cái nắng của California.
Xem thêm: nhc.60542515181010202-drof-cot-aig-o-ek-auht-neyuhc/nv.fefac