vĐồng tin tức tài chính 365

Tri ân tuyến đầu chống dịch COVID-19: Ấm áp hai chữ 'đồng bào'

2020-10-25 09:18
Tri ân tuyến đầu chống dịch COVID-19: Ấm áp hai chữ đồng bào - Ảnh 1.

(Từ trái sang) bác sĩ Dư Lê Thanh Xuân (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM) và bác sĩ CKII Trần Thanh Linh (Bệnh viện Chợ Rẫy) kể lại những ngày căng mình chống dịch - Ảnh: DUYÊN PHAN

Và phải lâu lắm rồi các "chiến sĩ tuyến đầu chống dịch" mới có dịp thư thả ngồi bên nhau, cùng sẻ chia, nhìn lại hành trình đầy tự hào mà họ đã đi qua.

Những gia đình hạnh phúc

Buổi lễ tri ân có một hình ảnh đặc biệt: Đó là bác sĩ trẻ Trần Kim Hùng (27 tuổi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM) cùng vợ ẵm theo con trai "Cà phê" (tên ở nhà của bé Trần Kim Hân) vừa tròn 2 tháng tuổi. COVID-19 là ký ức sâu đậm với gia đình nhỏ này bởi từ khi vợ mang bầu con trai đầu lòng được 4 tháng cũng là khi bác sĩ Hùng phải lao vào "cuộc chiến" chống dịch.

Ngày ấy, anh Hùng là một trong những người có mặt đầu tiên tại hai "điểm nóng" Bệnh viện dã chiến Củ Chi và Bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ. Ngoài việc chính là điều trị cho bệnh nhân nhiễm, anh Hùng còn hỗ trợ việc sắp xếp, phân luồng cách ly y tế và hướng dẫn các đồng nghiệp của mình cách phòng ngừa. 

Chồng đi miết nên những ngày mang bầu, chị Diệu Huyền (vợ bác sĩ Hùng) chia sẻ: "Có lúc cảm thấy buồn và tủi thân lắm". Nhưng cảm giác ấy nhanh chóng tan biến mỗi khi chị được chồng gọi điện động viên, khi chính chị chứng kiến những hình ảnh cả nước căng mình chống dịch. 

"Vất vả thật nhưng đó sẽ là kỷ niệm khó quên với vợ chồng tôi và bé Cà phê sau này" - anh Hùng cười tươi chia sẻ.

Tại lễ tri ân, chúng tôi cũng được chứng kiến hình ảnh hạnh phúc của gia đình bác sĩ Võ Ngọc Thạnh - trưởng khoa khám bệnh của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Anh Thạnh quyết định dẫn theo con gái đầu lòng đi dự lễ tri ân với mong muốn con thấy mình trên sân khấu, là dịp để con hiểu công việc của mình làm bấy lâu nay là gì, và đặc biệt quan trọng là tại sao thời gian qua vợ chồng anh lại phải xa bé trong thời gian dài như thế...

Huy động toàn bộ "trí tuệ quốc gia"

Bác sĩ Trần Thanh Linh - phó khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy - chia sẻ trải qua hành trình dài chiến đấu với dịch bệnh COVID-19, điều anh cảm thấy áp lực nhất là sức khỏe của bệnh nhân. Để hồi sinh bệnh nhân 91 đến các bệnh nhân ở tâm dịch Đà Nẵng, có thể nói Việt Nam đã huy động toàn bộ "trí tuệ quốc gia". 

"Bước vào cuộc chiến chúng tôi không có sự phân biệt người bệnh, không quan tâm đến chi phí tiền bạc và không bao giờ từ bỏ dù chỉ còn một tia hi vọng. Chúng tôi đã chiến đấu với một niềm tin vào chính mình, tin vào đồng nghiệp và tin vào tình người" - bác sĩ Linh nói.

Để có sự thành công như ngày hôm nay, không thể không nhắc đến lực lượng tiếp viên hàng không, trực tiếp vận chuyển đồng bào về từ vùng dịch. Chị Hoàng Thị Tuyết Nhung - phó đoàn trưởng đoàn tiếp viên Tổng công ty Hàng không quốc gia Việt Nam - cho biết công việc tiếp viên hàng không không phải "hào nhoáng" như mọi người vẫn nghĩ, thực tế rất cực và nguy hiểm.

Vốn chịu áp lực với môi trường chật chội, giờ khai thác bay không cố định... khi dịch bùng phát áp lực đó lại càng đè nặng bởi tiếp viên hàng không được coi như là "tuyến đầu" thường xuyên phải tiếp xúc với hành khách có nguy cơ lây nhiễm cao.

Chị nhớ lại kỷ niệm khó quên khi cả phi hành đoàn phải cách ly 14 ngày sau chuyến bay đầu tiên đưa bệnh nhân số 17 về nước. Hết cách ly tưởng mọi chuyện ổn, nhưng cả phi hành đoàn tiếp nhận cú sốc phải tiếp tục cách ly 14 ngày nữa bởi có thêm một bệnh nhân trong đoàn dương tính. Hồi hộp, thấp thỏm, lo âu là cảm giác của 28 ngày cách ly. "Nhưng đó là động lực để chúng tôi trưởng thành hơn" - chị Nhung nói.

Cả xã hội biết ơn

Phát biểu tại chương trình, ông Lê Thế Chữ - tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - chia sẻ thật khó kể hết những câu chuyện, những hình ảnh đẹp đẽ, cao cả của những người trên tuyến đầu chống dịch.

"Cả xã hội trân trọng ghi nhớ, biết ơn các lực lượng trên tuyến đầu chống dịch. Những hình ảnh, những câu chuyện về các anh chị lan tỏa, lay động triệu triệu con tim Việt Nam, là niềm vinh dự, tự hào của cả xã hội, góp phần tạo một Ấn tượng Việt Nam mạnh mẽ, và một niềm tin sẽ chiến thắng dịch bệnh" - ông Chữ nói.

Ký họa "không như bình thường" trong khu cách ly

Khi dịch bùng phát mạnh ở nhiều nơi trên thế giới, Tăng Quang (du học sinh ở Anh) quyết định về nước vào giữa tháng 3-2020. Khi đặt chân về Việt Nam, đến khu cách ly, được chăm sóc chu đáo, tận tình như người thân trong gia đình khiến Quang vô cùng bất ngờ, cảm kích.

"Trước sức ép của dịch bệnh, tôi không thể nghĩ mình lại được chăm sóc tốt như thế. Y bác sĩ chăm chút cho tôi từng li từng tí" - Quang xúc động nói.

Và đó cũng chính là chất xúc tác để Quang vẽ nên những bức ký họa về cuộc sống "không như bình thường" trong khu cách ly tại Việt Nam. Đó là hình ảnh du học sinh tìm cách thích ứng với hoàn cảnh mới; là hình ảnh tận tụy, trách nhiệm đầy yêu thương của đội ngũ y bác sĩ, chiến sĩ, cán bộ nơi tuyến đầu...

Ký họa trong khu cách ly của Quang cho thấy giá trị của "tình người" trong biến cố; về cách lựa chọn thái độ sống và cách thích nghi với hoàn cảnh; về sự lạc quan, yêu đời; về tình yêu cuộc sống và sự biết ơn...

Tri ân Tri ân 'Tuyến đầu chống dịch': Nặng thương hai tiếng 'đồng bào'

TTO - Sáng 24-10, tại TP.HCM, Thành đoàn TP.HCM và báo Tuổi Trẻ đã tổ chức chương trình lễ tri ân “Tuyến đầu chống dịch COVID-19” khu vực phía Nam. Đã có 130 cá nhân và 16 tập thể được vinh danh.

Xem thêm: mth.4180908052010202-oab-gnod-uhc-iah-pa-ma-91-divoc-hcid-gnohc-uad-neyut-na-irt/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tri ân tuyến đầu chống dịch COVID-19: Ấm áp hai chữ 'đồng bào'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools