vĐồng tin tức tài chính 365

ĐB Phong Lan: Người dân đã phải trả giá trong dịch vì hệ thống y tế

2021-11-08 14:21

Sáng 8-11, kỳ họp thứ hai Quốc hội (QH) khoá XV đã thảo luận toàn thể hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển năm 2022; báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021 về kỳ họp thứ nhất, QH khoá XV.

dbqh-phong-lan-y-te-co-so
ĐB Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, phát biểu sáng 8-11. Ảnh: LÊ THOA

Đoàn ĐBQH TP.HCM tham gia họp đợt 2 của kỳ họp này theo hình thức trực tuyến do có ĐB bị nhiễm COVID-19.

Tại đầu cầu TP.HCM, ĐB Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, đã có góp ý về báo cáo công tác phòng, chống dịch của Chính phủ.

Y tế cơ sở: Đã yếu mà còn chia ra

Theo bà Lan, dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát, nhưng đánh giá chưa cho thấy việc hy sinh mất mát quá nhiều. Đặc biệt là đối với gần 20.000 trường hợp đồng bào tử vong vì dịch, chưa kể có rất nhiều bệnh nhân không được chăm sóc y tế tốt trong giai đoạn COVID-19 và có thể gián tiếp ra đi vì COVID-19.

ĐB Lan phân tích muốn thực sự sống chung với dịch và chủ động linh hoạt trong việc khống chế tỉ lệ nhiễm, giảm được số ca nặng và tử vong, thì dựa trên kinh nghiệm thực tế của TP.HCM, ĐB Lan cho rằng cần xem lại thực trạng y tế cơ sở.

ĐB Lan cho biết những năm qua chỉ tiêu ngân sách dành cho y tế dự phòng, y tế cơ sở là 30% nhưng tỉ lệ này không đáng kể so với nhu cầu, không đáp ứng với quy mô dân cư.

dieu-tri-f0-tai-nha
Trao giỏ thuốc an sinh cho các gia đình có F0 đang điều trị tại nhà ở quận Phú Nhuận, TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG

Đi sâu vào y tế cơ sở, ĐB Phạm Khánh Phong Lan cho rằng không phải chỉ có vấn đề về tiền mà còn có vấn đề về nhân lực, làm sao thu hút được nguồn nhân lực có trình độ cao.

ĐB Lan cũng nhìn nhận hiện nay chính sách cứ chắp vá, suốt ngày thay đổi về tổ chức. Bà dẫn chứng cách đây hơn 10 năm, Trung tâm y tế của quận, huyện được chia ra thành ba phần gồm: bệnh viện (BV), Trung tâm y tế dự phòng và phòng y tế, trên nguyên lý "đã yếu mà con chia ra".

ĐB Lan cho rằng nếu "yếu" thì nên nhập chung lại, để khi có việc thì tất cả bộ phận được điều phối, phân công làm việc. “Chúng ta có BV nhưng chưa đến mức là BV, có Trung tâm y tế dự phòng què quặt và có phòng y tế nhưng chỉ làm được công việc hành chính” – ĐB Lan thẳng thắn nhìn nhận

Bà cho biết trước lúc dịch bùng phát tại TP.HCM thì Trung tâm y tế dự phòng và các bệnh viện quận, huyện lại trực thuộc Sở Y tế. Điều này khiến UBND các phường rất khó khăn trong điều phối lực lượng, bởi những người phụ trách công tác y tế thực chất ở địa phương chỉ còn có Phòng y tế mà phòng này chỉ làm chức năng quản lý nhà nước. "Lương không tăng, người không tăng nhưng sắp xếp bậy thì không được” – bà Lan nói.

Hệ thống điều trị: Chỉ một cơn dịch đi qua là tan hết

Bên cạnh đó, về hệ thống điều trị, ĐB Phạm Khánh Phong Lan nhìn nhận dịch COVID là phép thử để nhìn lại năng lực thực sự của hệ thống điều trị khi ‘chỉ một cơn dịch qua thôi là tan tác hết’.

Theo Trưởng ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, chúng ta chỉ tập trung vào phòng chống dịch để cấp cứu nhưng vẫn không đủ, chưa tính các căn bệnh khác. Trong khi đó từ khi thành các đơn vị sự nghiệp thì các BV chưa được chuẩn bị cơ sở về pháp lý, những kiến thức cần biết có thể bảo đảm cung ứng trang thiết bị vật tư y tế, thuốc và cũng như cơ chế tài chính.

“Chúng ta cho rằng vấn đề COVID-19 sẽ do ngân sách nhà nước lo nhưng phân công giữa ngân sách và bảo hiểm chưa rõ ràng cho nên các BV rất khó khăn trong thanh toán. Thí dụ trong vấn đề xét nghiệm, nếu như chúng ta phân công rạch ròi để bảo hiểm làm việc đó cùng với cơ chế đấu thầu chặt chẽ, lựa giá thấp nhất thì chắc chúng ta không có tình trạng loạn giá xét nghiệm xảy ra đâu” – ĐB Phạm Khánh Phong Lan nói.

Bà cũng cho rằng hệ thống điều trị đã yếu nhưng bỏ quên lực lượng y tế tư nhân, chưa huy động kịp thời, chưa có cơ chế để họ tham gia phòng chống dịch cho đúng. Cũng tương tự như việc chưa cho phép triển khai tiêm vaccine dịch vụ mà theo ĐB Lan đó cũng chỉ là hình thức để xã hội đóng góp mà thôi.

“Tất cả những gì chúng ta phải trả giá trong thời gian qua chính là hệ quả để lại khi hệ thống y tế chưa đủ mạnh, mà chưa đủ mạnh thì bên cạnh lỗi của mỗi người, lỗi chủ quan thì còn lỗi của chủ trương chính sách, chúng ta có thực sự ưu tiên cho y tế chưa?” – ĐB Lan nhấn mạnh và cho rằng phải tạo điều kiện cho các nhân viên y tế, cán bộ quản lý có cơ hội, môi trường phát triển y đức, chứ không phải sau khi xảy ra chuyện thì sử dụng các biện pháp hành chính, các thủ tục tố tụng hình sự.

Bà tiếp lời: “Chính người dân sẽ phải trả giá về việc đó, đây chính là trách nhiệm của việc quản lý và của Chính phủ”.

Xem thêm: lmth.8066201-et-y-gnoht-eh-iv-hcid-gnort-aig-art-iahp-ad-nad-iougn-nal-gnohp-bd/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“ĐB Phong Lan: Người dân đã phải trả giá trong dịch vì hệ thống y tế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools