vĐồng tin tức tài chính 365

Bỏ phố về vườn - Cỏ hoa lãng mạn và sỏi đá chông gai - Kỳ 3 : Tôi là Nhân 'nông dân'

2021-11-18 11:09
Bỏ phố về vườn - Cỏ hoa lãng mạn và sỏi đá chông gai - Kỳ 3 : Tôi là Nhân nông dân - Ảnh 1.

Nhân thu hoạch nông sản sạch từ vườn của mình - Ảnh: L.TRANG

Những nông dân đọc sách nước ngoài

Đi dọc con đường qua xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) sẽ thấy một ngôi nhà gỗ mái lợp lá nằm lấp ló dưới mấy khóm tre. Trước ngôi nhà đó, những ruộng lúa luôn lắp xắp nước. Lũ chim, ếch, nhái và vô số các loài cá đồng từ đâu tìm về đây sinh sống thành bầy đàn. 

Đó cũng là nơi bình yên của một đôi vợ chồng trẻ, học hành bài bản và từng lãnh mức lương "ngàn đô" ở thành phố.

Chàng kỹ sư trong câu chuyện này là Nguyễn Văn Nhân (30 tuổi) - hiện là chủ farm Rơm Vàng 2 - một trang trại nông nghiệp theo hướng thuận tự nhiên kiểu mẫu, là cảm hứng cho nhiều người trẻ muốn "bỏ phố về quê" ở Quảng Nam. 

Nhân sau khi cầm tấm bằng kỹ sư dầu khí, một doanh nghiệp đã tuyển anh vào làm với mức lương 20 triệu đồng/tháng. Nhưng chỉ làm được một thời gian ngắn, anh đã xin nghỉ việc.

Năm 2017, chàng trai xứ Quảng về Đà Nẵng bắt đầu mò mẫm kiến thức về nông nghiệp. "Dự án" đầu tiên của anh được gọi vốn với vẻn vẹn... 5 triệu đồng. Đó là một mô hình trồng rau bằng công nghệ thủy canh mà Nhân và 4 người bạn thân cùng bỏ vốn để thử sức. 

Tuy nhiên, chỉ không lâu sau, dự án này dừng lại vì chi phí lớn. Tình cờ trong lúc chán nản nằm đọc sách, Nhân bắt gặp triết lý làm nông trong cuốn sách Cuộc cách mạng một cọng rơm.

"Từ cách làm nông nghiệp của người Nhật, chúng tôi thiết lập kế hoạch tài chính, nghiên cứu tài liệu thêm rồi viết ra một dự án khả thi nhất theo hiểu biết của mình. Tôi gửi email đến hai người, một bạn thân thời sinh viên tên là Đào Văn Nghiêm và một là người Ấn Độ, Mr. Vijay - sếp cũ của tôi. Cả hai đồng ý tham gia cùng team. 

Trong vòng 6 tháng cuối 2017, chúng tôi thuê đất để thực nghiệm phương pháp nông nghiệp thuận tự nhiên dưới sự hỗ trợ của Mr. Vijay: vừa nghiên cứu tài liệu về nông nghiệp bền vững, vườn rừng bền vững, nông lâm kết hợp, vườn - ao - chuồng - rừng" - Nhân cho biết.

Bài học khó khăn không có trong sách vở

Năm 2018, Nhân cùng nhóm bạn quyết định về quê của mình ở Điện Hòa (Điện Bàn, Quảng Nam) để thuê đất mở farm. 

Cả nhóm đặt tên cho trang trại này là Rơm Vàng. Farm rộng 1,5ha trên nền đất sền sệt bùn và cát. Đám đất nhoi lên xung quanh nước, đặc quánh phèn mặn và bị bỏ hoang vì chẳng cây trồng gì đơm trái nổi.

Những ngày đó, Nhân cùng đám bạn hì hục cải tạo ruộng đồng. Trực tiếp đầu tư và lấy ruộng vườn làm kế sinh nhai, Nhân nói rằng lúc đó mới thực sự thấu hiểu hết nỗi cơ cực để làm ra được một mẻ lúa, một lọn rau của người nông dân. 

Cánh đồng của Nhân cứ lớn dần, xanh dần lên. Nhưng để giúp cây trụ vững được cũng không phải chuyện đơn giản. Bao mùa vụ trồng lên đối diện với côn trùng, sâu bọ, chuột tới cắn phá. Có những ngày họ vác cuốc ra vườn thấy đám lúa đang thì con gái bỗng tan nát chỉ sau một đêm chuột về cắn phá.

Nhân kể rằng có một sự cố "trời ơi" nhất mà anh đã không thể lường tính được. Đó là câu chuyện ứng xử của những người cùng làm việc với Nhân. Đám đất nơi Nhân làm farm trước đó vốn không có ai trồng trọt được, khi Nhân nhận thuê lại thì tất cả đã thay đổi 180 độ. 

Từ vùng phèn mặt, chỉ có cỏ lau mọc, sau một thời gian thì biến thành một nông trại trù phú. Ai đi qua nhìn cũng ngạc nhiên và thèm muốn. Điều đó cũng khiến cho chủ đất cũ đổi ý. 

Một ngày giữa năm 2019, khi Nhân đang lội ruộng làm cỏ lúa thì chủ đất đến nói rằng sẽ lấy lại. Người này muốn Nhân dọn dẹp mọi thứ, thu hoạch và vớt vát những gì có trên đất để bàn giao cho chủ.

"Tôi ngỡ ngàng, cảm giác sốc và nghẹn ầng ậc ở cuống họng. Đây là một điều chưa từng nghĩ tới. Bởi khi thuê đất cũng tin tưởng chủ đất, nghĩ rằng với đám đất ít giá trị đó thì một khi tôi vực dậy thành công sẽ lan tỏa mô hình nông nghiệp cho bà con. Nhưng mọi thứ không như mình nghĩ, tôi yếu về thủ tục pháp lý nên chấp nhận bỏ mọi thứ để ra đi" - Nhân nhớ lại.

Ông chủ Rơm Vàng nói rằng dù bị thu hồi đất nhưng anh không giận người nông dân, mà ở góc nào đó thấy đây là điều mà lẽ ra người có kiến thức như anh phải lường tính. Lỗi tại mình. Mọi chì chiết của người thân bắt đầu đổ dồn lên với áp lực lớn hơn. 

"Tôi chán nản, chẳng biết phải đi đâu về đâu. Mỗi ngày ngủ dậy, tôi đi xe dọc các cánh đồng mà thấy cuộc đời bế tắc. Chỉ trong vòng hai tháng mà cơ thể mình tiều tụy, sụt cân tới gầy rọp như một con cá phơi khô. Nhưng khi ở trong nỗi tuyệt vọng nhất, tôi thấy mình phải gượng dậy" - Nhân nói. 

Tình cờ trong lúc lang thang, Nhân gặp một người bạn cũng từng khởi nghiệp với nông nghiệp và cũng nếm đủ đắng cay như mình. Người này đã giúp Nhân lấy lại thăng bằng và ý chí.

Bỏ phố về vườn - Cỏ hoa lãng mạn và sỏi đá chông gai - Kỳ 3 : Tôi là Nhân nông dân - Ảnh 2.

Những mẻ chuối sạch từ vườn nhà được Nhân thu hái để bán cho khách hàng - Ảnh: L.TRANG

Gầy dựng Rơm Vàng 2

Cuối năm 2019, được sự hỗ trợ của dàn lãnh đạo trẻ ở xã Điện Hòa (Điện Bàn), Nhân ký được hợp đồng thuê 3,5ha đất để nuôi tiếp giấc mơ nông trại. 

Cũng như ở Rơm Vàng 1, những kiến thức về nông nghiệp vượt trội của Nhân đã sớm chinh phục được đám đất cằn cỗi, hoang hóa. 

Nguyên tắc không thay đổi của Nhân khi làm nông nghiệp là nương dựa vào tự nhiên để gieo trồng, lấy tự nhiên nuôi tự nhiên, không sử dụng bất kỳ hóa chất nào dù là các loại bảo vệ thực vật hữu cơ.

Nhân ngồi trong căn chòi lá, ngoài vườn lũ trẻ đang bốc đất chơi đùa hồn nhiên. Không ai nghĩ rằng anh chàng này từng một kỹ sư hóa dầu. 

Điều rất đặc biệt, dù là "nông dân" nhưng tất cả các khâu trồng, chăm bón cây, thông số về đất, đặc tính từng khóm vườn được Nhân ghi chép, phân tích và đóng thành tệp y hệt một chuyên gia nông nghiệp đang thực nghiệm một cánh đồng.

Những ngày chuẩn bị vào mùa mưa bão miền Trung, Nhân lội vườn tất tả thu hoạch lúa, ngô, đậu. Dù thời tiết bất lợi hay dịch bệnh thế nào, những đám cây của Nhân nhờ được chăm bón theo kiến thức nông nghiệp khác biệt luôn cho năng suất cao vượt trội. 

Hiện năng suất lúa sau vụ thứ 3 tại farm này đạt bình quân 3.500kg - 3.750kg/5.000m2 đất, cao hơn năng suất cùng giống lúa canh tác bằng hóa học tại Quảng Nam hiện là 3.250kg/m2. Năng suất đậu phộng của anh cũng đạt 1.350kg/5.000m2, cao hơn so với cách canh tác thông thường của bà con tại Quảng Nam hiện là 1.250kg.

Toàn bộ nông sản Rơm Vàng 2 làm ra đều được thu mua với giá cao gấp 2 - 3 lần. Một trong những động lực to lớn khiến chàng kỹ sư trẻ bỏ phố về vườn tiếp tục vững bước...

Mồ hôi mà đổ xuống đồng...

Nhân cho biết sau gần 8 năm về quê làm nông, cuộc sống hiện tại của anh luôn ngập tràn hạnh phúc. Vợ nhân học ngành thương mại, làm trong khu công nghiệp hiện cũng đã nghỉ hẳn để về làm ruộng cùng chồng.

Mẹ vợ và mẹ ruột của Nhân đã không còn phản đối, họ thường xuyên lui tới farm để chăm bẵm cây cối. Điều đặc biệt hơn, một người bạn của Nhân sống ở Đà Nẵng cũng đã bỏ phố, đưa gia đình về dựng nhà lá cạnh chòi của Nhân.

"Mỗi ngày, hai đứa con của tôi cùng hai đứa con của anh hàng xóm được vui sống. Chúng ăn uống mọi thứ từ ruộng vườn, đùa giỡn với cây cối, côn trùng thỏa thích mà vô cùng khỏe mạnh như những gì tuổi thơ tôi đã trải qua.

Tôi cảm thấy hạnh phúc và thỏa mãn với hiện tại. Tôi đang tuyển thêm các trí thức miền núi, nhận thêm nhiều bà con vào làm cùng mình để dạy cho họ cách làm nông nghiệp như tôi đang đi" - Nhân nói.

******

Ôm giấc mơ "về quê trồng rau, nuôi cá", chàng kỹ sư ôtô gác việc lương cao về gầy dựng ruộng vườn, nhưng sự khó khăn của nghề nông sớm làm anh sấp mặt...

>> Kỳ tới: Đừng đem lãng mạn phố thị về làm nông dân

Bỏ phố về vườn - Kỳ 1: Trở về theo Bỏ phố về vườn - Kỳ 1: Trở về theo 'tiếng gọi nơi hoang dã'

TTO - Làm nông nghiệp sạch chưa bao giờ là cuộc chơi dễ dàng, thậm chí rất gai góc và không ít người thất bại. Thế nhưng đang có những người trẻ học hành bài bản, lương ngàn đôla, đã bỏ việc để về ruộng đồng.

Xem thêm: mth.98842950271111202-nad-gnon-nahn-al-iot-3-yk-iag-gnohc-ad-ios-av-nam-gnal-aoh-oc-nouv-ev-ohp-ob/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bỏ phố về vườn - Cỏ hoa lãng mạn và sỏi đá chông gai - Kỳ 3 : Tôi là Nhân 'nông dân'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools