vĐồng tin tức tài chính 365

Hai đồng sáng lập trở thành tỷ phú nhờ ứng dụng giúp sửa lỗi ngữ pháp

2021-11-28 03:11

Việc huy động được 200 triệu USD trong vòng huy động vốn mới đây không chỉ giúp nâng mức định giá của công ty phát triển ứng dụng kiểm tra lỗi ngữ pháp phổ biến Grammarly lên con số 13 tỷ USD mà còn giúp hai nhà sáng lập Max Lytvyn và Alex Shevchenko bước vào hàng ngũ tỷ phú thế giới. Theo ước tính của Forbes, hai doanh nhân người gốc Ukraine, những người khởi nghiệp vào năm 2009 với sản phẩm kiểm tra lỗi ngữ pháp nhờ sự hỗ trợ của lập trình viên Dmytro Lider, hiện đang sở hữu khối tài sản ròng trị giá ít nhất 4 tỷ USD mỗi người.

Theo dữ liệu từ Pitchbook, các nhà đầu tư tham gia 2 vòng gọi vốn của Grammarly hồi năm 2019 và đầu năm 2021 sở hữu khoảng 22% cổ phần. Nhà đồng sáng lập thứ ba chỉ nắm giữ 1% cổ phần. Như vậy, Lytvyn và Shevchenko hiện đang sở hữu khoảng 35% cổ phần mỗi người. Sau khi trừ đi khoản chiết khấu cho các công ty tư nhân, số cổ phần này trị giá khoảng 4 tỷ USD. Một nguồn tin thân cận với doanh nghiệp đã xác nhận những con số này.

Bản thân Grammarly không đồng tình với những ước tính của Forbes

Hai đồng sáng lập trở thành tỷ phú nhờ ứng dụng giúp sửa lỗi ngữ pháp - Ảnh 1.

Max Lytvyn và Alex Shevchenko - 2 đồng sáng lập Grammarly. Ảnh: Grammarly

Công ty có trụ sở tại San Francisco đã được thành lập hơn một thập kỷ trước với tên đăng ký là Sentenceworks (sau này đổi thành Grammarly), cung cấp công cụ hỗ trợ sửa lỗi sai về chính tả và ngữ pháp cho người học. Từ mục tiêu đầu tiên là hỗ trợ học tập, Grammarly đã dần phát triển công cụ kiểm tra ngữ pháp dựa trên trí thông mình nhân tạo, có thể dễ dàng sử dụng để loại bỏ các lỗi trong email, tài liệu và hơn thế nữa. Công ty cũng đã phát hành các sản phẩm phụ như Grammarly for Business, một phiên bản của trình kiểm tra ngữ pháp để sử dụng trong doanh nghiệp, với khách hàng là những công ty có tên tuổi như Zoom, Cisco, Dell và Expedia.

Sản phẩm chủ chốt của Grammary đang ngày càng trở nên phổ biến kể từ khi mô hình freemium (kết hợp cả dịch vụ miễn phí và tính phí) kể từ năm 2015, với tùy chọn mua các phiên bản nâng cấp có giá từ 12 USD đến 30 USD một tháng.

“Đó là một sự thay đổi đáng kể đối với chúng tôi", CEO Brad Hoover của Grammarly cho biết trong một cuộc phỏng vấn năm 2019, đồng thời cho biết phương thức tăng trưởng theo kiểu “truyền miệng” đã thực sự mang tới thành công cho Grammarly. Grammarly khẳng định đã đặt mục tiêu tiếp cận 30 triệu người dùng mỗi ngày thông qua hơn 500.000 ứng dụng và trang web, bao gồm ứng dụng email, trình duyệt web, mạng xã hội và Microsoft Word.

Đây không phải là công ty duy nhất mà Lytvyn và Shevchenko khởi nghiệp cùng nhau. Cả hai cho biết, việc thành lập Grammarly đến từ một ý tưởng kinh doanh mà trước đây cả hai cùng phát triển khi còn học đại học tại Đại học Cơ đốc giáo Quốc tế ở Ukraine, MyDropBox.

“Chúng tôi đã xây dựng một sản phẩm để ngăn chặn tình trạng đạo văn của sinh viên", Lyvtyn viết trong một bài đăng trên blog vào tháng 3. “Điều này khiến chúng tôi đặt ra một câu hỏi nghiêm túc: tại sao mọi người lại chọn cách ăn cắp ý tưởng ngay từ đầu? Có lẽ nào họ cảm thấy khó khăn trong việc truyền đạt ý tưởng bằng chính cách nói của mình?”

Nhiệm vụ của họ nghe có vẻ cao cả, nhưng có một số câu hỏi được đặt ra về động lực kinh doanh ban đầu của Lyvtyn và Shevchenko. Người ta phát hiện ra rằng hai dịch vụ trực tuyến mà họ đã tung ra để giúp các giáo sư kiểm tra bài luận của sinh viên xem có đạo văn không dường như có quan hệ với các trang web chuyên bán các bài tiểu luận cuối kỳ cho sinh viên.

Tại thời điểm đó, Lyvtyn và Shevchenko khẳng định họ đã được thuê để lập trình một trang web cung cấp tài liệu tham khảo, nhưng phủ nhận bất kỳ mối liên hệ nào giữa hai bên. Trong một lần phát biểu công khai, Shevchenko nói nhấn mạnh: “Chúng tôi chưa bao giờ bán bất kỳ loại tài liệu nào được tải lên dịch vụ của mình".

Vụ bê bối dần trở thành một dấu vết gần như bị lãng quên trong hồ sơ của Lytvyn và Shevchenko khi cả hai lần lượt chuyển đến Mỹ và Canada để lấy bằng MBA tại Đại học Vanderbilt và Đại học Toronto. Sau đó, họ hiện thực hóa tầm nhìn của mình về MyDropBox, công ty sau này đã được công ty công nghệ giáo dục Blackboard mua lại. Grammarly hiện có văn phòng tại San Francisco, Vancouver và Kyiv, Ukraine.

Trước vòng huy động vốn gần đây nhất, Grammarly đã nhận được 90 triệu USD từ các nhà đầu tư, dẫn đầu là General Catalyst, IVP và một số nhà đầu tư khác, vào tháng 10/2019, qua đó nâng mức định giá của công ty lên 1 tỷ USD vào tháng 10/2019. Trong một bài đăng trên blog, CEO của Grammarly tiết lộ, Grammarly đã nhận được vốn đầu tư từ các nhà đầu tư mới bao gồm Baillie Gifford và BlackRock vòng gọi vốn mới nhất.

Theo Đỗ Hiền

NDH

Xem thêm: nhc.5390059172111202-pahp-ugn-iol-aus-puig-gnud-gnu-ohn-uhp-yt-hnaht-ort-pal-gnas-gnod-iah/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hai đồng sáng lập trở thành tỷ phú nhờ ứng dụng giúp sửa lỗi ngữ pháp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools