Lượng tiền giả bị cơ quan chức năng thu giữ trong một vụ án - Ảnh: Công an tỉnh Bắc Giang
Cụ thể, tiền giả polymer mệnh giá 500.000 đồng (seri FV, MF, XR, BF, BH, MA, XZ, XJ, HO, UE); 200.000 đồng (seri OC, QR, SX, KJ, TL, VY); 100.000 đồng (seri IB, XF) và 50.000 đồng (seri SR) có đặc điểm nhận biết: Nền giấy ni lông phủ trên bề mặt dễ bai giãn, lớp mực in dễ bị bong tróc.
Loại tiền giả này có hình ảnh, hoa văn không sắc nét; hình định vị không khớp khít; mực đổi màu (OVI) được in giả cùng hình ảnh hoa văn mặt trước, không có hiệu ứng đổi màu như tiền thật; mảng ký tự siêu nhỏ là dải mực nhòe; cửa sổ lớn, cửa sổ nhỏ có định dạng không rõ ràng, không cân đối.
Các cửa sổ được làm giả bằng cách khoét thủng nền giấy, dán ni lông khu vực cửa sổ, phủ lớp ni lông mỏng trên toàn bộ hai mặt tờ tiền hoặc chỉ phủ lớp ni lông mỏng ở mặt trước tờ tiền; khi soi dưới đèn cực tím, khu vực cửa sổ phát quang, seri dọc và seri ngang không phát quang.
Các loại tiền này chưa làm giả các yếu tố bảo an như nét in nổi, hình bóng chìm, dây bảo hiểm, cụm số mệnh giá dập nổi trong cửa sổ lớn, hình ẩn trong cửa sổ nhỏ, dải màu vàng chạy dọc tờ tiền, lấp lánh ánh kim khi chao nghiêng và mực không màu phát quang.
Công an tỉnh Bắc Giang đề nghị người dân cẩn trọng khi giao dịch, nếu phát hiện tiền giả như trên báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất.
TTO - Các bị can khai nhận đã mua tiền giả trên mạng xã hội ở TP.HCM, về đưa cho đàn em đến tiệm tạp hóa các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và Bình Dương mua thẻ điện thoại, thuốc lá... để được thối lại tiền thật.
Xem thêm: mth.67720912120112202-neih-taux-iom-remylop-aig-neit-neid-nahn-oab-hnac-na-gnoc/nv.ertiout