vĐồng tin tức tài chính 365

Sếp có quyền sa thải nhân viên từ chối công tác xa

2022-11-15 04:09

Theo chia sẻ, anh Tấn sống tại TP HCM với mẹ 72 tuổi và con 10 tuổi, được Tổng giám đốc ưu tiên hoàn cảnh, không phân công anh công tác xa nhà.

Anh Tấn hiện lao động theo hợp đồng không xác định thời hạn, song do khó khăn kinh tế, công ty cho biết sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với anh từ 1/11. Anh phản đối do thời gian báo trước quá gấp, chỉ trước 5 ngày, nên sau đó công ty lùi ngày chấm dứt hợp đồng lao động với anh xuống ngày 15/12/2022.

Tổng giám đốc công ty sau đó ra công văn phân anh đi công tác xa ở Lào Cai nhiều tuần. Anh Tấn vì gia cảnh, không muốn đi công tác nhưng không biết, nếu từ chối đi công tác xa, công ty có thể lấy cớ này để đuổi việc anh trước thời hạn trên và phạt tiền hay không.

Kết quả thăm dò trên VnExpress cho thấy, 66% độc giả (936 người) nhận định công ty có quyền sa thải anh Tấn nếu anh từ chối đi công tác xa, gấp đôi lượng ý kiến ngược lại.

Độc giả Kính Lúp bình luận: "Công ty có quyền sa thải nếu nhân viên không chấp hành nhiệm vụ nhưng trước khi phân công mà không trao đổi với nhân viên thì cũng không phải là cách tốt. Vì có thể có người phù hợp hơn muốn đi mà không được, nếu trao đổi lại có khi lại sắp xếp công việc ổn thỏa cho cả công ty, không ai bị thiệt. Còn làm kiểu cứng nhắc như vậy trừ khi công ty cũng đang muốn cho anh này nghỉ mà chưa có cớ. Về lý thì không sai nhưng chưa linh hoạt".

Một số độc giả cho rằng muốn có công việc phải chấp nhận, "ai chẳng khó khăn, hoàn cảnh". Trong khi nhiều ý kiến khuyên anh Tấn nên sớm rời công ty này, tìm công việc mới.

Sếp có quyền sa thải nhân viên từ chối công tác xa

Về phương diện pháp luật, luật sư Bùi Thị Ngọc Huyền (Công ty luật FANCI, Hà Nội) phân tích hai nguy cơ có thể xảy ra với anh Tấn như sau:

Thứ nhất, công ty áp dụng hình thức sa thải anh Tấn

Điều 125 Bộ luật lao động 2012 quy định, người sử dụng lao động được áp dụng hình thức sa thải khi người lao động mắc một trong 4 vi phạm sau:

1. Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

2. Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động; gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động; quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

3. Bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật.

4. Tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 30 ngày; hoặc 20 ngày cộng dồn trong 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng. Lý do chính đáng gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Luật sư Huyền kết luận, căn cứ Khoản 4 nêu trên, nếu anh Tấn không đi công tác theo yêu cầu của công ty, có thể được coi là tự ý bỏ việc. Nếu anh nghỉ không lý do chính đáng quá thời gian quy định trên, công ty anh Tấn có quyền áp dụng hình thức kỷ luật sa thải với anh. Việc có con nhỏ, mẹ già không được coi là lý do chính đáng.

Thứ hai, công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với anh Tấn

Điều 36 Bộ luật lao động quy định, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc (theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động).

Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Ngoài ra, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn".

Đối chiếu quy định trên, nếu việc không đi công tác xa khiến anh Tấn bị công ty đánh giá là biểu hiện của việc không hoàn thành công việc, công ty anh có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, song vẫn phải báo trước cho anh ít nhất 45 ngày.

Để tránh hai nguy cơ trên, luật sư Huyền khuyên anh Tấn có thể làm đơn đề nghị điều chuyển vị trí công tác sang một vị trí phù hợp hơn. Hoặc anh Tấn có thể trình bày hoàn cảnh để Ban lãnh đạo công ty biết và đồng ý không cử anh đi công tác xa nhà. Song việc đồng ý này phải thực hiện bằng văn bản hoặc sửa đổi trực tiếp trên hợp đồng lao động để đảm bảo quyền lợi của anh.

Hải Thư

Xem thêm: lmth.7974354-ax-cat-gnoc-iohc-ut-neiv-nahn-iaht-as-neyuq-oc-pes/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sếp có quyền sa thải nhân viên từ chối công tác xa”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools