vĐồng tin tức tài chính 365

6 ngày mưu trí làm bạn với kẻ bắt cóc

2022-11-15 04:09

Ở tuổi 20, với sự giàu có và ngoại hình đẹp, Haskell Bohn vừa tốt nghiệp trường đại học danh tiếng, là con trai duy nhất của triệu phú ngành công nghiệp chế tạo, bang Minnesota.

Nhà máy Bohn, dòng chữ trắng khổng lồ trên những ống khói cao nghi ngút là biểu tượng của sự thịnh vượng bang Minnesota suốt đầu thế kỷ 20. Những chiếc ống khói đại diện cho một công ty được biết đến trên toàn cầu: Bohn Refrigeration - Điện lạnh Bohn.

Với người Minnesota, cái tên Bohn đại diện cho cảm giác về quê hương và niềm tự hào. Không may cho gia đình Bohn, ánh hào quang của họ đã thu hút sự chú ý của Băng đảng Sankey, một tổ chức tội phạm khét tiếng.

Sáng 30/6/1932, Verne Sankey và Gordon Alcorn bám gót chàng trai trẻ khi anh bước ra khỏi nhà để đến làm việc tại nhà máy của cha. Khi Haskell Bohn đến gần gara, nơi tài xế riêng đang đợi, Sankey và Alcorn lao vào, chĩa súng vào người thanh niên và ném anh ta vào phía sau một chiếc sedan.

Người tài xế đã bị đe dọa bằng một khẩu súng trường tự động dí vào mặt. Trước khi tăng tốc, những kẻ bắt cóc ném cho anh một tờ giấy đòi tiền chuộc, nội dung: "Không báo tin cho cơ quan chức năng. Nếu muốn quý tử được thả về còn sống và khỏe mạnh, hãy làm đúng hướng dẫn. Chúng tôi cần là 35.000 USD (khoảng 760.000 USD ngày nay)".

Haskell Bohn và cha trong giải đua thuyền bang Minnesota những năm 1930. Ảnh: Grandforks Herald

Haskell Bohn và cha trong giải đua thuyền bang Minnesota những năm 1930. Ảnh: Grandforks Herald

Khi Haskell Bohn nằm bẹp trên sàn ở phía sau chiếc sedan, với tấm băng che mắt, cố gắng hình dung và biết rằng những kẻ bắt giữ anh đang lái xe điên loạn, lạng lách để đánh lạc hướng. Sau năm phút, Haskell lấy hết can đảm để hỏi những kẻ bắt giữ mình rằng họ định làm gì với anh ta.

Chúng bảo đừng lo lắng và tuyên bố anh sẽ được về nhà vào tối hôm đó. Không lâu sau, chiếc xe dừng lại. Một trong những người đàn ông rời khỏi xe, và quay trở lại với một mảnh vải nỉ khác thay cho tấm vải đang dùng để bịt mắt con tin. Haskell có khoảng hai giây để lén nhìn đồng hồ trước khi bị thay băng, khi đó là 9h30' sáng. Điều đó cuối cùng đã trở thành một chi tiết quan trọng đối với cơ quan thực thi pháp luật, vì nó cho họ biết về quãng đường đã đi trước khi đến ngôi nhà ẩn náu.

Trong khi chờ vào nhà, Haskell Bohn đã có một cuộc trò chuyện thành thật với một trong hai kẻ bắt cóc. Anh được biết rằng chúng yêu cầu 35.000 USD tiền chuộc, khá lớn so với khả năng chi trả của cha anh, khi tình hình kinh doanh đang sa sút. Kẻ bắt cóc chẹp miệng nuối tiếc, nói đã cố gắng thuyết phục đồng bọn hạ giá nhưng bây giờ đã quá muộn. Giá chuộc đã được định sẵn và gửi qua thư yêu cầu.

"Tốt nhất cậu nên ngoan nếu không chúng tôi sẽ phải bắn cậu", chúng nói với Haskell. Những kẻ bắt cóc đề nghị cùng uống rượu whisky ăn mừng song Haskell từ chối. Đổi lại, chúng mời anh ta một ly sữa lạnh và một chiếc bánh sandwich. Khi dùng bữa, Haskell nhận thấy âm thanh của trẻ em chơi đùa và tiếng chó sủa. Cậu suy đoán, có vẻ mình đang ở trong nhà để xe tại nhà của một ai đó.

Trước khi vào nhà, những người đàn ông hỏi Haskell có tiền mặt trên người không. Haskell chỉ có khoảng 7 USD trong túi và đưa cho họ tất cả. Một trong những người đàn ông hứa trả lại cho cậu khi nhận được 35.000 USD tiền chuộc. Đó là lúc Haskell nhận ra gã này khá thông cảm với mình, cũng chính là người đàn ông đã xin lỗi Haskell vì đã đòi quá nhiều tiền chuộc. Sau đó, họ bắt đầu nói chuyện về bóng chày và cưỡi bò, giống như những người bạn.

Cuối cùng, anh ta cho phép Haskell bỏ khăn bịt mắt ra, miễn là cậu không nhìn thẳng vào hắn, để tránh bị nhận dạng. Haskell nhận ra rằng đó là khu vực đông dân cư, ngôi nhà này có tới 4 gara, ngoài gara cậu đang bị giam giữ. Cậu được cấp một cái giường, một cái gối và ba cái chăn. Nó khác xa với cuộc sống xa hoa như con trai của một triệu phú, nhưng cũng đủ cho một đêm ngon giấc.

Trong suốt sáu ngày tiếp theo, cậu tiếp tục nghe thấy tiếng trẻ con chơi đùa trên lầu và tiếng chim hót líu lo bên ngoài cửa sổ tầng hầm. Haskell được cung cấp những bữa ăn đầy đủ, bao gồm bữa sáng gồm trứng rán, bánh mì nướng và cà phê sữa.

Căn nhà nơi Haskell Bohn bị nhốt 6 ngày trong tầng hầm. Ảnh: Grandforks Herald

Căn nhà nơi Haskell Bohn bị nhốt 6 ngày trong tầng hầm. Ảnh: Grandforks Herald

Ngày thứ hai ở tầng hầm, trong khi cậu ta đang ăn sáng, một thành viên của băng đảng báo tin rằng hắn ta đã nói chuyện qua điện thoại với cha cậu. Ông chỉ đồng ý trả 5.000 USD.

Chúng bày tỏ nỗi thất vọng vì cha của Haskell đã để cơ quan thực thi pháp luật can thiệp vào. Song Haskell giải thích, việc con trai thừa kế của gia tộc Bohn bị bắt cóc là kiểu thông tin không dễ che đậy lâu, vì họ quá nổi tiếng. Dù cha cậu muốn giấu, cũng không thể giấu. Chúng có vẻ chấp nhận phân tích thuận tai này.

Suốt những ngày sau đó, chúng vật lộn với thực tế rằng gia đình Bohn thực sự không thể trả được khoản tiền chuộc. Chúng cũng lo sợ rằng cơ quan thực thi pháp luật có thể đã xác định và bao vây "căn cứ". Trong suốt thời gian đó, Bohn tiếp tục bầu bạn với người có nhiều thiện cảm nhất với mình. Hai người tâm tình về gia đình, về mẹ. Haskell ăn cơm và ngủ ngon lành với chiếc áo gối rách rưới, chờ đợi vận mệnh của mình.

Sau sáu ngày bị bịt mắt cô lập trong một tầng hầm với ánh sáng mặt trời tối thiểu, Haskell Bohn biết rằng có vẻ việc thương lượng đã thành công. Cuối cùng, tự do đã gần kề. Tối đó, chúng đã lái xe lòng vòng qua những con đường gập ghềnh, quanh co trong gần một giờ, động thái cố ý để làm nạn nhân nhầm lẫn, không thể xác định được nơi bị nhốt. Khi chiếc xe dừng lại, những tên bắt cóc đã hướng dẫn rất cụ thể.

Trước khi thả cậu ra ngoài, những kẻ bắt cóc còn đưa cho Haskell một tờ 10 USD, thực hiện đúng lời hứa sẽ trả lại số tiền 7 USD đã "vay" vào hôm chúng bắt cóc cậu. Trong khi những kẻ bắt cóc đang tẩu thoát trong đêm tối, Bohan nằm úp mặt xuống đất đúng như mệnh lệnh, đợi khoảng 5 phút trước khi đứng dậy và đi bộ qua một trang trại.

Haskell Bonn là thanh niên rất độc lập nhưng cậu vẫn còn một nhiệm vụ lớn ở phía trước: Tìm đường về nhà. Cậu không biết mình đang ở đâu. Đi ngang qua cánh đồng ngô và băng qua đường, Haskell thấy một tấm biển bán nhà, trong nhà may mắn vẫn có ánh đèn và tiếng chó sủa. Một phụ nữ mở cửa bước ra hỏi "cậu cần gì". Haskell đáp: "Tôi là Haskell Bohn, tôi bị bắt cóc và được thả gần đây".

Người phụ nữ vội vàng chào đón cậu vào nhà. Haskell nhanh chóng được đoàn tụ với gia đình của mình, và cuộc tìm kiếm băng đảng bắt cóc cũng bắt đầu. Nhà chức trách không hay biết, chúng đang trên đường đến Colorado để tiếp tục vụ bắt cóc khác.

Hơn hai năm sau vụ bắt cóc Haskell, Sankey và Alcorn bị bắt tại Chicago vì bắt cóc một doanh nhân giàu có ở Colorado năm 1933. Tương tự như vụ bắt cóc Bohn, doanh nhân này bị áp sát bằng súng, bịt mắt bằng băng keo và ném vào sau xe. Vợ anh ta, người có mặt tại thời điểm xảy ra vụ bắt cóc, đã nhận được giấy đòi tiền chuộc là 60.000 USD (khoảng 1,37 triệu USD hiện nay), và trả chúng đầy đủ.

Vợ doanh nhân này có khả năng nhận dạng rất tốt, điều đã giúp cảnh sát rất nhiều khi giải quyết cả hai vụ việc. Tháng 4/1933, Verne Sankey và Gordon Alcorn bị bắt ở Canada và bị dẫn độ đến Minnesota vào năm 1933.

Verne Sankey (giữa) và các đồng bọn. Ảnh: Local Today

Verne Sankey (giữa) và các đồng bọn. Ảnh: Local Today

Sau vụ bắt cóc khét tiếng cậu con trai 20 tháng tuổi của phi công, người hùng Charles Lindbergh năm 1932, Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật nhằm trấn áp ngày càng nhiều vụ bắt cóc do các băng đảng thực hiện trên khắp đất nước. Động thái này khiến việc bắt cóc và đưa con tin vượt qua biên giới tiểu bang, trở thành tội ác liên bang. Hai bị cáo do đó đều bị phạt án tù chung thân.

Tuy nhiên, vào đêm đầu tiên tại Nhà tù Bang Nam Dakota ở Sioux Falls, Sankey tự tử trong phòng giam. Ngày hôm sau, Alcorn bị đưa đến nhà tù ở Bán đảo Leavenworth của Colorado để thụ án.

Haskell trở về cuộc sống bình thường, trở thành giám đốc Công ty Điện lực Illinois và định cư ở một vùng nông thôn ở Illinois. Những đứa con của anh lớn lên và vẫn được đọc khắp nơi về cuộc bắt cóc kỳ lạ của cha mình dưới tay Sankey, một trong những tên tội phạm bị FBI truy nã gắt gao nhất - kẻ thù công khai đầu tiên của nước Mỹ.

Xem thêm: lmth.6355354-coc-tab-ek-iov-nab-mal-irt-uum-yagn-6/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“6 ngày mưu trí làm bạn với kẻ bắt cóc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools