vĐồng tin tức tài chính 365

Hiểm họa từ thiết bị phá sóng, kích sóng 'lậu': Nhận diện thủ phạm gây nhiễu

2023-11-07 08:30

Cụ thể với sàn thương mại điện tử Lazada, khi tìm kiếm với các cụm từ khóa "thiết bị phá sóng", "thiết bị gây nhiễu sóng"..., chúng tôi không còn tìm thấy thông tin về những sản phẩm trên. Trước đó, cũng với những từ khóa nói trên, PV Thanh Niên đã thử tìm kiếm, đặt hàng và mua được máy phá sóng từ sàn thương mại điện tử này.

Hiểm họa từ thiết bị phá sóng, kích sóng 'lậu': Nhận diện thủ phạm gây nhiễu sóng - Ảnh 1.

Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 1 đo kiểm chức năng máy phá sóng do PV Thanh Niên đặt mua trên Lazada cho thấy máy phá được sóng wifi, bluetooth khiến điện thoại bị ngắt kết nối

THU HẰNG

Việc mua bán tràn lan trước đó đã khiến thời gian qua tại rất nhiều địa phương xảy ra tình trạng các trạm thu phát sóng di động (BTS) bị can nhiễu gia tăng, làm tăng nguy cơ rớt cuộc gọi, gián đoạn kết nối của các máy di động.

TỪ CHUYỆN KHÓA THÔNG MINH BỊ "VÔ HIỆU HÓA" ĐẾN NHIỄU SÓNG DI ĐỘNG

Theo Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ TT-TT), trong 6 tháng đầu năm nay, đơn vị này đã phát hiện và xử lý 48 nguồn tín hiệu gây can nhiễu. Riêng trong 2 tháng 7 và 8, tại Hà Nội phát hiện 50 thiết bị kích sóng gây can nhiễu 120 trạm BTS. Theo thông tin mới nhất, trong tháng 10.2023, Bộ TT-TT đã phát hiện xử lý 12 thiết bị kích sóng di động gây can nhiễu; 17 vụ vi phạm về sử dụng tần số, trong đó, xử phạt tiền 8 vụ, cảnh cáo 6 vụ và nhắc nhở 3 vụ.

Ngoài ra, ông An Xuân Hải, Giám đốc Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 1 (Cục Tần số vô tuyến điện), cho biết trên địa bàn một số tỉnh, thành thời gian qua đã xuất hiện tình trạng can nhiễu sóng vô tuyến điện làm hàng loạt ô tô, xe máy sử dụng khóa thông minh bị "vô hiệu hóa". Từ cuối tháng 6, thời điểm Cục Tần số vô tuyến điện công bố số điện thoại đường dây nóng để nhận phản ánh của người dân, đã có 22 cuộc gọi báo nhiễu tín hiệu các loại chìa khóa thông minh. Trong đó, địa bàn Trung tâm khu vực 1 quản lý có 13 vụ tại Hà Nội, 9 vụ còn lại xảy ra ở TP.HCM, Đồng Nai, Hải Phòng, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Bình Thuận, Tây Ninh, Quảng Ngãi.

Hiểm họa từ thiết bị phá sóng, kích sóng 'lậu': Nhận diện thủ phạm gây nhiễu sóng - Ảnh 2.

Máy phá sóng vô hiệu hóa ti vi thông minh kết nối qua sóng wifi, bluetooth

Phan Hậu

Đáng lưu ý, ông An Xuân Hải cho hay thời gian gần đây lại xuất hiện tình trạng người dân tự sử dụng thiết bị kích sóng di động tại một số khu vực gây can nhiễu sóng vô tuyến điện cho các trạm BTS của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất công cộng.

"Theo quy định, chỉ có các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động mới được phép lắp đặt, sử dụng thiết bị kích sóng di động để đảm bảo chất lượng mạng thông tin di động. Tuy nhiên, thực tế nhiều người dân đã tự ý mua những thiết bị kích sóng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng về lắp đặt, sử dụng nên gây nhiễu sóng", ông Hải nói.

CƠ QUAN QUẢN LÝ NÓI GÌ ?

Theo Cục Tần số vô tuyến điện, các thiết bị gây nhiễu sóng khá đa dạng bao gồm thiết bị vô tuyến điện, thiết bị điện, điện tử, như thiết bị dùng sóng vô tuyến để điều khiển các mô hình, điều khiển trong công nghiệp và dân dụng (chuông báo cửa, điều khiển cửa cuốn, điều khiển đóng mở cửa công tắc điện…); thiết bị cảnh báo và phát hiện (thiết bị báo cháy, báo khói, báo khách…); thiết bị lặp thông tin di động (hay còn gọi là thiết bị kích sóng điện thoại di động) do người dân tự lắp, sử dụng.

Ngoài ra, còn có điện thoại không dây kéo dài DECT 6.0 chuẩn Mỹ, Bắc Mỹ, thiết bị nhận dạng vô tuyến điện (RFID) không đúng quy hoạch băng tần của VN; thiết bị WLAN (phát wifi), thiết bị điều khiển từ xa, camera giám sát; thiết bị thu giải mã truyền hình (set-top-box); bộ khuếch đại tín hiệu truyền hình; nguồn xung, bảng LED quảng cáo…

Theo Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), trong nhiều vụ việc nhiễu sóng phát hiện tại TP.HCM, thủ phạm gây can nhiễu nhiều nhất là loa kéo, micro không dây… ở các điểm kinh doanh dịch vụ karaoke. Những sản phẩm này thường được nhập lậu nguyên chiếc hoặc do cá nhân, tổ chức nhập linh kiện về Việt Nam sau đó lắp ráp có sử dụng bộ thu, phát sóng gây ra can nhiễu cho các thiết bị điện tử khác.

Về nguyên nhân gây nhiễu sóng, Cục Tần số vô tuyến điện cho biết do các thiết bị không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, không có chứng nhận hợp quy. Một số các thiết bị không đảm bảo chất lượng hoặc sai hỏng sau một thời gian sử dụng như thiết bị wifi, thiết bị thu giải mã truyền hình… Từ phản ánh của người dân, đơn vị này đã khảo sát trên thị trường và nhận thấy có nhiều thiết bị không rõ nguồn gốc, xuất xứ được quảng cáo, bán trên các sàn thương mại điện tử, trang tin cá nhân...

"Việc mua bán các thiết bị không đảm bảo kỹ thuật, không hợp chuẩn, hợp quy dễ dàng như vậy dẫn đến khi đưa vào sử dụng gây can nhiễu đến hệ thống, mạng thông tin vô tuyến điện đã được cấp phép, đặc biệt là ảnh hưởng đến các mạng di động hoặc gây hoang mang trong người dân và xã hội", ông An Xuân Hải nhìn nhận. Cũng theo ông Hải, việc tự ý lắp đặt, sử dụng các thiết bị không đảm bảo kỹ thuật, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy có thể gây mất an toàn cho người sử dụng.

Chia sẻ với Thanh Niên, TS Tạ Sơn Xuất, Khoa Kỹ thuật truyền thông, Trường Điện - điện tử (ĐH Bách Khoa Hà Nội), cho biết thiết bị kích sóng di động là loại thiết bị vô tuyến điện hoạt động theo nguyên lý thu sóng tại nơi có cường độ sóng tốt rồi chuyển tiếp, khuếch đại và phát lại ở nơi có sóng yếu, nhằm cải thiện cường độ sóng.

"Nhưng các cá nhân nếu tự ý lắp đặt thiết bị kích sóng di động có thể sẽ gây can nhiễu, khó khăn trong việc kết nối cuộc gọi của các thuê bao di động khác trong khu vực. Thậm chí, các thiết bị này có thể ảnh hưởng tới trạm thu phát sóng di động của nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất công cộng...", chuyên gia này khuyến cáo.

Để tránh mua và sử dụng thiết bị vô tuyến điện có khả năng gây can nhiễu, người tiêu dùng cần kiểm tra nguồn gốc hàng hóa, nhãn hàng hóa, giấy chứng nhận hợp quy và chỉ sử dụng thiết bị vô tuyến đã có giấy chứng nhận hợp quy, có dấu hợp quy.

TS Tạ Sơn Xuất chia sẻ: "Các thiết bị smartkey hay thiết bị thu phát sóng là hàng chính hãng đều phải tuân thủ các quy định về điều kiện kỹ thuật, thông tin về băng tần, cũng như chấp hành quy định điều kiện an toàn. Còn với thiết bị trôi nổi, bán online, trên các trang web với địa chỉ ảo, rất khó kiểm soát chất lượng, không ghi công suất, không có công bố tần số, khó có thể đảm bảo an toàn bức xạ điện từ...".

Theo ông, việc người dân mua thiết bị gây nhiễu sóng trôi nổi giá rẻ không chỉ dễ gây chập, cháy, làm hỏng các thiết bị điện tử khác, mà còn có thể ảnh hưởng đến cuộc sống những người xung quanh.

Tự ý lắp đặt thiết bị gây nhiễu bị phạt đến 30 triệu đồng

Theo Cục Tần số vô tuyến điện, người dân tự ý lắp đặt, sử dụng thiết bị kích sóng gây nhiễu có hại đối với mạng viễn thông di động công cộng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đến 30 triệu đồng và tịch thu tang vật, phương tiện thực hiện.

Việc sản xuất, nhập khẩu và lưu thông các thiết bị thu, phát vô tuyến điện phải tuân thủ luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; luật Viễn thông và luật Tần số vô tuyến điện. Ở Việt Nam, các thiết vị vô tuyến điện, smartkey, điều khiển bơm nước, mở cửa bằng sóng vô tuyến điện… thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải có chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn hợp quy theo quy định tại Thông tư 02/2022/TT của Bộ TT-TT. Theo đó, các thiết bị trên phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng phát xạ và tương thích điện từ trường (EMC). Khi lưu thông trên thị trường, thiết bị này phải được dán nhãn công bố hợp quy để công bố cho người sử dụng biết các sản phẩm này đảm bảo quy chuẩn theo quy định.

Trường hợp có sai phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 2, điều 51, Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện không có chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy mức phạt từ 10 - 20 triệu đồng. Đối với hành vi bán hàng hóa không có dấu hợp quy hoặc dấu không đúng quy định bị phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng. Đặc biệt, hành vi kinh doanh thiết bị vô tuyến điện nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử phạt hành chính đến 50 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Xem thêm: mth.193348222601132581-gnos-ueihn-yag-mahp-uht-neid-nahn-ual-gnos-hcik-gnos-ahp-ib-teiht-ut-aoh-meih/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hiểm họa từ thiết bị phá sóng, kích sóng 'lậu': Nhận diện thủ phạm gây nhiễu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools